"Thấy anh Liếc bị gút chân giò sưng hết thì uống chi được nữa mà nấu rượu làm chi nữa. Gút sưng cục cục tùm lum".
Đào núi Bà Nà làm biết bao nhiêu hầm rượu có sao đâu?
Liên quan đến việc ông Bríu Liếc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam, Bí thư Huyện ủy Tây Giang đào hầm xuyên núi nói là trữ rượu, trong khi dư luận lại cho rằng ông Liếc đào hầm là tìm vàng.
Về việc này, sáng ngày 24/3, ông Nguyễn Viễn, Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Quảng Nam nói:
“Việc của anh Liếc để kiểm tra về rồi mới trả lời được. Bây giờ mình cũng chưa biết ổng làm cái nứ trong đất của ổng, đã đề nghị cho Phòng TN-MT huyện Tây Giang kiểm tra kỹ xem đất mà anh Liếc đào hầm có phải đất của anh Liếc không. Phải xác định lại nguồn gốc đất mà anh Liếc đào hầm này.
Còn chuyện đào hầm bây giờ không biết ai là người xử sự việc này đây. Biết là ổng đào nhưng có liên quan đến lĩnh vực gì, còn ổng đào làm hầm rượu mình cũng không quản được, vì đào hầm rượu không phải lĩnh vực của mình”.
Ông Viễn cho rằng: “Bây giờ anh Liếc đào hầm mà đất mặt anh Liếc vẫn sử dụng bình thường thì thôi. Để anh em nghiên cứu xem vì từ trước đến nay chưa có tiền lệ như vậy. Còn đào hầm chứa rượu cũng chịu thôi không xử lý được.
Bây giờ núi Bà Nà đào biết bao nhiêu hầm dưới nứ cải tạo làm rầm rầm dưới đó có ai nói chi đâu.
Làm biết bao nhiêu hầm để vào tiếp khách trong đó mà ai có ý kiến trong núi đó đâu.
Bây giờ mình đâu biết được, đâu biết chuyện trên đó sao, chưa biết được đất nguồn gốc như thế nào”.
Trả lời việc nếu cho là ông Bríu Liếc đào hầm chứa rượu có phải xin phép không?
Ông Viễn nói: “Bây giờ chả ai có quy định việc này cả. Không có mà biểu làm sao nói được. Đất nông nghiệp mà sử dụng không đúng chức năng, mục đích mà anh hủy hoại đất mà làm chuyện khác là xử lý được và thẩm quyền xử lý việc này là do UBND cấp huyện”.
Ông Viễn cho biết thật: “Sở chưa gặp trường hợp nào như việc làm của anh Liếc hết, chưa thấy có tiền lệ nào như vậy hết trơn.
Hỏi mình miết mình cũng chịu. Nếu anh Liếc đem đất dôi dư ra làm vàng là sai”.
Gút sưng cục cục tùm lum
Ông Viễn cho biết người dân có quyền khai thác vàng trên đất của mình nhưng phải làm đầy đủ thủ tục báo cáo với cơ quan có thẩm quyền cho phép.
“Anh làm chi làm mà không ảnh hưởng đến người khác là được.
Chừ đất đai làm vàng nhiều quá...trời mưa đất chịu (nói xong ông Viễn cười...- PV). Đã giao cho Phòng Khoáng sản của Sở xem nghiên cứu xem nó dính chỗ nào để xem xét xử lý.
Đất nông nghiệp có quy định rõ nếu tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng, thay đổi về địa hình, thay đổi mục đích sử dụng mà không xin phép là bị xử phạt vi phạm hành chính.
Mục đích đất ghi làm vườn, trồng cây lâu năm, thổ cư làm nhà mà anh chuyển qua làm hầm, làm vàng là bị xử phạt hành chính ngay nhưng cấp xử lý là UBND huyện”.
Miệng hầm xuyên qua đồi núi đã được che bằng tấm bạt.
Ông Viễn phân vân: “Sao đào hầm mắc chi phải đào xuyên núi he. Đào hầm thì đào cái lỗ vào thôi chứ.
Thấy anh Liếc bị gút chân giò sưng hết thì uống chi được nữa mà nấu rượu làm chi nữa. Gút sưng cục cục tùm lum”.
Ông Viễn khẳng định: “Nếu anh Liếc đào hầm làm vàng nếu có bằng chứng có thể xem xét xử lý được.
Còn cái hầm đó chỉ có cơ quan chức năng như Công an có nghiệp vụ vào điều tra mới biết được.
Dễ chi làm vàng được trên đó đâu, mình nói thật đứng trên góc độ địa chất không phải chỗ mô cũng có vàng hết đâu.
Dễ chi làm mà nếu làm vàng trên đó phải có hệ thống xay tử tế, giàn giáo chống kỹ lắm đâu phải dễ chi đâu. Nếu vàng gốc thì phải có máy nghiền, máy nghiền mà loại hiện đại kia mới nghiền cho nó nát ra được, mịn ra được mới lọc qua hệ thống, xử lý này kia”.
Hồng Sơn/ Báo Đất Việt