Sản xuất cà phê bột từ "phụ gia" pin con ó vô cùng độc hại. (Ảnh: CA cung cấp)
“Việc làm này là quá bậy, tôi không thể tượng tượng được họ lại có thể “sáng tạo” ra cách sản xuất cà phê như thế này”, bác sỹ Đỗ Thị Ngọc Diệp, giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, phải thốt lên như vậy khi đọc thông tin sản xuất cà phê từ vỏ cà phê trộn pin chia sẻ trên Tuổi Trẻ.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM. (Ảnh: Thanh Niên)
Theo bác sỹ Diệp, người tiêu dung khi sử dụng loại cà phê này chắc chắn rất có hại cho sức khỏe, bởi đó chứa quá nhiều thành phần phức tạp, trong đó đặc biệt có pin.
Thần kinh, xương, răng, gan, thận… đều sẽ bị tàn phá nặng nề vì những chất độc trong viên pin.
“Người dân sử dụng loại cà phê này có thể bị ngộ độc thực phẩm rất cao. Đó là uống cơ thể sẽ phải chuyển hóa để thải độc nên rất hại gan, thận và làm giảm các chức năng của hệ tiêu hóa. Việc có nhiều kim loại nặng còn có thể gây tổn thương hệ thống thần kinh. Do đó, những nguy hiểm của việc uống phải loại cà phê này còn lớn hơn rất nhiều so với việc bị ngộ độc thực phẩm”, bác sĩ Diệp phân tích.
Đồng quan điểm trên, tiến sĩ Trần Thị Quỳnh Lan, giảng viên Độc chất học sinh lý (ĐH Nông Lâm TP.HCM), cho rằng biết trong pin có nhiều hóa chất, đặc biệt là chì. Nếu sử dụng lâu dài lượng chì sẽ tích tụ dẫn đến hư xương, răng, hoặc nặng hơn là phá hủy các cơ quan tạo máu dẫn đến tình trạng mất máu.
Theo tiến sĩ Lan, trên thực tế thường chì tinh khiết được sử dụng trong sản xuất công nghiệp như làm rượu vang, sơn… Tuy nhiên, việc sử dụng này cũng ở một mức độ vừa đủ. “Điều tôi boăn khoăn là không biết người sản xuất họ có hiểu tác hại của việc trộn chì vào cà phê mà lại làm như vậy. Việc này cần phải làm rõ và xử lý nghiêm” – TS Lan nói.
Hình ảnh cà phê tẩm nhuộm chất độc từ viên pin:
Một lượng lớn chất độc hại từ các cục pin dùng để nhuộm cà phê. (Ảnh: NLĐ)
Sản xuất cà phê bột từ “phụ gia” pin con ó vô cùng độc hại. (Ảnh: CA cung cấp)
Hàng chục tấn cà phê “bẩn” đã được gia công để rang xay, xuất ra thị trường kiếm lời. (Ảnh: Công an cung cấp)
Được biết, từ đầu năm 2018 đến nay, cơ sở của bà đã xuất bán ra thị trường hơn 3 tấn cà phê “bẩn” đã được nhuộm đen bằng pin con ó như trên. Hiện cơ sở đã bị lực lượng chức năng tiến hành lập biên bản, tạm giữ toàn bộ tang vật và lấy mẫu mang đi kiểm định để tiếp tục điều tra làm rõ.
Cơ quan công an thu giữ nhiều tang vật, phục vụ công tác điều tra cơ sở sản xuất cà phê “bẩn” của bà Loan. (Ảnh: CA cung cấp)
Cà phê thải loại được mua về, sau đó nhuộm bằng nước pha bột pin để tạo màu trước khi rang xay, bán ra thị trường. Cơ sở chế biến cà phê “bẩn” này hoạt động đã nhiều năm nay, cung cấp ra thị trường hàng chục tấn cà phê.
Hành vi nêu trên của gia đình bà Nguyễn Thị Loan, ngụ tại thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp đã bị phòng Cảnh sát môi trường (PC49) Công an tỉnh Đắk Nông bắt quả tang chiều 16/4.
Ngoài ra, tại cơ sở chế biến, lực lượng chức năng cũng đã thu giữ 2 chậu chứa cục pin con ó (khoảng 35 kg) đã được đập vụn, 1 xô chứa nước màu đen (khoảng 10 kg) đã được hòa tan bằng pin, 12 tấn cà phê bột đã được chủ cơ sở cho nhuộm đen bằng pin chuẩn bị đóng gói cùng nhiều máy móc, vật dụng liên quan đến việc sản xuất cà phê “bẩn”.
Nguồn: Mạnh Tiến
DKN.TV