Từ ngày 12/10 Chính phủ sẽ cho phép thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ tại khu vực biên giới hai nước Việt-Trung.

Quy định vừa mới được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam ban hành tại Thông tư số 19/2018 vào ngày 28/8.

Theo đó, thương nhân và cư dân khu vực biên giới Việt-Trung sẽ được phép sử dụng đồng Nhân dân tệ trong hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa dịch vụ.

Đáng chú ý, các ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt tại vùng biên giới, khu kinh tế cửa khẩu Việt-Trung cũng sẽ được phép tự do giao dịch, chuyển đổi tiền đồng và Nhân dân tệ (NDT).

42 1 Cho Phep Su Dung Dong Nhan Dan Te Tai Bien Gioi Viet Trung

Cho phép sử dụng Nhân dân tệ tại biên giới Viêt-Trung từ ngày 12/10/2018. (Ảnh: qua picture-alliance/dpa)

Bên cạnh đó, các tổ chức kinh doanh hàng miễn thuế, tổ chức cung ứng dịch vụ ở khu vực cách ly cửa khẩu và các tổ chức kinh doanh kho ngoại quan tại vùng biên giới Việt-Trung cũng thuộc đối tượng được phép sử dụng NDT trong giao dịch thanh toán.

Đây được xem là một động thái nhằm cho phép thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước tại khu vực biên giới.

Trước đó, Trung Quốc cũng đã lên kế hoạch đối phó lệnh trừng phạt thuế của ông Trump bằng cách ngụy trang xuất xứ hàng hóa nước này dưới tên “made in Vietnam” nhằm né tránh thuế.

Để thực hiện điều đó, chính quyền Bắc Kinh đẩy mạnh xây dựng khu kinh tế tại các khu vực ngoại quan (bonded areas) nhằm cung cấp nơi trú ẩn cho các hàng hóa Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế – nếu Bắc Kinh thuyết phục được các quan chức Việt Nam đồng ý hợp tác.

Thông qua việc hai nước vào ngày 18/8 vừa đẩy mạnh kết nối tiêu thụ nông sản tại biên giới Việt–Trung và động thái hợp thức hóa sử dụng đồng Nhân dân tệ này từ phía NHNN Việt Nam cho thấy những viên gạch lót đường của kế hoạch phủ áo choàng xuất xứ “made in Vietnam” lên hàng Trung Quốc đang dần dần hiển lộ, trong đó Việt Nam có vai trò là một chất xúc tác.

Nguồn: Tri thức Việt Nam




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC