Nhà nước bây giờ cái gì cũng muốn lo thay dân. Thậm chí đến cái tên người nước ngoài cũng lo dân không biết đọc nên phải phiên âm hộ.

 

 Cách đây vài năm, cộng đồng mạng bàn tán sôi nổi việc một tờ báo nọ đưa tin “đoàn đại biểu Quốc hội... do Ngài (một cái tên được phiên âm ra tiếng Việt rất lạ), chủ tịch Quốc hội dẫn đầu đã tới Hà Nội”.

Khổ nỗi, trên diễn đàn người ta không hề quan tâm đến bài báo xem hai bên đã bàn những nội dung gì mà chỉ thấy tức cười với cái tên phiên âm nghe ngồ ngộ.

Dân và Nhà nước: Ai lo cho ai nhiều hơn? - 0

Trừ những lúc lạm phát phi mã, còn trong điều kiện bình thường lãi suất cho vay tối đa 20% là con số cao khủng khiếp với bất kỳ ai.

Giả dụ sau này lạm phát quanh quẩn vài phần trăm, lãi suất ngân hàng cũng quanh quẩn con số đó, lãi suất cho vay 20% cũng đồng nghĩa với bán nhà (trả lãi).

Một ví dụ nữa về lo cho dân đến mức phải tính toán cộng trừ giùm cho mà chắc ít người để ý.

Cuối năm rồi Bộ luật Dân sự đã được thông qua, có điều khoản khống chế lãi suất cho vay tối đa không được vượt quá 20%/năm.

Thật khó hiểu tại sao luật lại ấn xuống một con số cứng nhắc trong một thế giới luôn thay đổi.

Lo cho dân kiểu này vô hình chung hợp thức hóa hoạt động cho giới xã hội đen chuyên cho vay nặng lãi.

Trong trường hợp này đáng lý chỉ cần quy định lãi suất cho vay tối đa không được vượt quá bao nhiêu phần trăm so với lãi suất bình quân của các ngân hàng thương mại lớn nhất là đủ.

Ông bà mình có dạy rằng sự học trước hết phải biết phân biệt việc nghĩa với việc hại.

Càng lên cao càng phải biết điều này.

Mấy cái con số này đáng lý phải dựa vào thị trường để nó tự điều chỉnh thì là Nhà nước lại nhảy vào tính toán hộ.

Những trường hợp trên minh họa việc chính quyền lo cho dân. Nhưng tội nghiệp, “Lo gì mà lo bò trắng răng. Mua ba đồng thuốc nhuộm răng cho bò”. Thôi thì những trường hợp trên âu cũng là thương dân, chỉ tại không biết cách.

Như dân đang đói khổ, phải đu người qua sông suối để đi lại.

Ấy vậy mà lấy cớ do dân tha thiết đề nghị được hưởng thụ đầy đủ về mặt tinh thần, các địa phương vội thi đua xây các tượng đài ngàn tỉ, nhưng các công trình văn hóa dân tộc chỉ thấy “mà đây hương khói vắng tanh thế này?”.

Năm rồi không phải ngẫu nhiên phong trào xây dựng làng văn hóa và tượng đài thi nhau rầm rộ ở các tỉnh thành.

Tưởng đâu những việc nhỏ như thế mà chính quyền còn lo lắng cho dân - sợ dân đọc cái chữ không tới, lo dân không biết tính cái lãi suất, thương dân không có nơi chiêm ngưỡng tượng đài, đờn ca tài tử - nhưng đến khi nhìn vào những việc quốc gia đại sự, mới giật mình soi mãi không biết bóng dáng của dân nằm ở hạng thứ mấy.

Chẳng hạn cách đây đã lâu truyền thông nước nhà hồ hởi đưa tin chương trình mục tiêu lớn của Nhà nước là dồn toàn bộ công sức, quyết liệt tái cấu trúc đầu tư công cùng với mấy ông tập đoàn kinh tế và hệ thống ngân hàng để đưa đất nước phát triển lên tầm cao mới.

Chỉ thấy toàn bàn đến công việc của các đại gia ngân hàng, đại doanh nghiệp và chính quyền. Toàn những vấn đề kinh bang tế thế phức tạp.

Đố tìm thấy chỗ nào có ngữ nghĩa liên quan đến dân là gốc.

Trong khi đó chính lực lượng lao động và giáo dục mới là cái đáng dành toàn bộ nguồn lực để tái cấu trúc. Những điều căn cơ cho người dân thì chưa thấy nói hoặc chỉ bàn chiếu lệ.

Còn nhớ trong phiên tranh luận lần thứ hai (trong ba phiên theo quy định) để tranh cử tổng thống cách đây năm năm ở Mỹ, người đầu tiên được vinh hạnh chất vấn các ứng viên là một cậu sinh viên năm thứ nhất với câu hỏi đầy thách thức, rằng các ông sẽ làm gì để giảm thất nghiệp vài năm tới để tôi về báo lại với ba mẹ lên kế hoạch cuộc đời cho tương lai. Một cường quốc hàng đầu như thế cũng chỉ đem chuyện đời sống người dân làm quốc sách đo tầm lãnh đạo.

Thế nên họ mới giàu.

Thế giới bây giờ thay đổi quá nhanh nên thoáng chốc nhiều vị lãnh đạo nước ngoài đã “tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm” chứ đâu có sung sướng để mà “vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”.

Cái hệ thống đó đòi hỏi công bộc của dân phải suy nghĩ liên tục, có khi đến 24 giờ một ngày, 365 ngày cho một năm và nhiều năm sau nữa.

Chỉ cần có trục trặc là họ phải giải trình với dân đủ điều nên suy nghĩ liên tục đến bạc đầu là vì vậy. Nó không giống với hệ thống mà khi đã được đặt vào đó và cứ làm đúng quy trình là ngồi luôn ở đấy.

Lấy cái Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà người Việt lo sốt vó không biết sắp tới ứng phó thế nào thì thấy liền.

Nhìn qua thiên hạ, thấy chính quyền các nước bàn tới bàn lui làm thế nào để có những thay đổi trong cấu trúc thị trường lao động, thay đổi trong mẫu hình thương mại với các nước để người dân không bị cướp mất công ăn việc làm.

Khác với ta, đang mải bàn những đại công trình lý thuyết cao siêu bí hiểm mà người dân không đời nào thấu hiểu nổi.

Thế giới giờ đây đang quay cuồng, hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, chuyển từ hết trục này sang trục khác. Một dân tộc chỉ tiến lên được khi cơ chế tạo ra con người không thờ ơ với thế sự nước nhà.

Muộn lắm rồi, tội lắm anh ơi!

 

Thế giới bây giờ thay đổi quá nhanh nên thoáng chốc nhiều vị lãnh đạo nước ngoài đã “tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm” chứ đâu có sung sướng để mà “vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”.

Cái hệ thống đó đòi hỏi công bộc của dân phải suy nghĩ liên tục, có khi đến 24 giờ một ngày, 365 ngày cho một năm và nhiều năm sau nữa.

Theo TBKTSG




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC