Báo cáo của Chính phủ chưa phản ánh đầy đủ thực trạng, báo cáo của Kiểm toán ít khi phát hiện tham nhũng, lãng phí khi đây là nhiệm vụ đột phá.
Chiều 24/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp về Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý thẳng thắn cho rằng của Chính phủ đã có nhiều cố gắng thực hiện các biện pháp để phòng, chống tham nhũng, lãng phí, đặc biệt ban hành nhiều cơ chế cụ thể để kiểm soát các hoạt động quản lý trong một số lĩnh vực nhạy cảm liên quan trực tiếp đến người dân, như trong lĩnh vực thuế, hải quan; đồng thời đã quản lý chặt chi tiêu công, giảm các đoàn đi nước ngoài không cần thiết bằng ngân sách nhà nước…
“Tuy nhiên, Báo cáo còn chưa phản ánh đầy đủ tình hình, tính chất, mức độ của thực trạng tham nhũng, lãng phí cũng như nguyên nhân và trách nhiệm; việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn; tình trạng lãng phí còn xảy ra trong nhiều lĩnh vực mà chưa có biện pháp khắc phục hữu hiệu, như việc xây dựng trụ sở, quảng trường, tượng đài, mua sắm và sử dụng tài sản công”- ông Lý nhấn mạnh.
Ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật (đứng) chỉ ra hàng loạt hạn chế, thiêu sót trong báo cáo của Chính phủ.
“Hơn nữa xã hội còn rất bức xúc về tham nhũng, lãng phí.
Phải vượt qua “dốc” ấy sẽ rất thành công. Rồi tổ chức bộ máy, tiền lương, biên chế là nhiệm vụ rất lớn cần phải giải quyết”- ông Giàu nói.
Cũng trong phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho rằng, Chính phủ phải coi chống tham nhũng và cải thiện bộ máy công quyền là nhiệm vụ đột phá.
Ông Giàu cũng kể một câu chuyện, sáng nay 24/2 ông đọc trên báo thấy người Nhật sang Việt Nam đầu tư bức xúc và sợ nhất là “chi phí gầm bàn”.
“Chúng ta đang phấn đấu “Asean 4”, luật pháp minh bạch nhưng vẫn mất đầu tư không chính thức như vậy làm mất hình ảnh rất lớn” - ông Giàu nói.
Trước đó, sáng cùng ngày, trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo nhiệm kỳ 2011 - 2016 của Tổng kiểm toán Nhà nước, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng, ngoài nhân dân và báo chí, tham nhũng chỉ “bị lộ” khi nội bộ có mâu thuẫn, còn qua kiểm toán gần như rất hạn chế.
Nhận xét kiểm toán kiến nghị nhiều nhưng thực hiện thì còn có vấn đề, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Phan Trung Lý băn khoăn khi chưa thấy ai bị xử lý kỷ luật vì không thực hiện nghiêm báo cáo của kiểm toán và Kiểm toán nhà nước cũng không đề xuất kỷ luật ai.
Đánh giá báo cáo tổng kết hệt như báo cáo… kiểm toán, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh đối tượng của kiển toán là tài chính, tài sản công của quốc gia.
Vậy thì 5 năm qua hoạt động kiểm toán đã đem lại lợi ích cho quốc kế dân sinh thế nào, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm thời gian tới để nâng cao chất lượng hoạt động?
Liên quan tới câu chuyện mà Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu kể về người Nhật sang Việt Nam đầu tư sợ các khoản "chi phí gầm bàn", chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng từng kể một câu chuyện tương tự.
“Đã có lần tôi ngồi nói chuyện với trưởng JICA ở Việt Nam, cơ quan viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam, ông ấy nói có lần về địa phương, quan chức địa phương mời ông những chai rượu hàng nghìn đôla mà ở Nhật họ cũng không dám uống. Ngoài ra tiêu dùng những thứ rất đắt tiền, đồng hồ, điện thoại, ô tô…cao hơn rất nhiều với mức sống.
Thế nên ông ấy mới nghĩ bụng, như vậy thì Nhật Bản còn đi viện trợ cho Việt Nam làm gì nữa”, bà Phạm Chi Lan kể.
Cúc Phương (Tổng hợp)