Nhà báo và trách nhiệm với đất nướcCùng với sự cố gắng của bản thân mỗi nhà báo, Đảng, Nhà nước cần tạo dựng hành lang pháp lý chặt chẽ, cụ thể hơn để nhà báo phát huy hết tài năng trí tuệ, sáng tạo ra những tác phẩm báo chí có chất lượng, xứng đáng là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa - tư tưởng.

Nhân kỷ niệm 85 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, chúng tôi ghi nhận những quan điểm, suy nghĩ tâm huyết và trách nhiệm đối với sự nghiệp báo chí nước nhà của đại diện cơ quan quản lý báo chí, nhà báo lão thành.  

Thứ trưởng Bộ TT-TT Đỗ Quý Doãn: Nhà báo là người thi hành công vụ

 

Nhà báo và trách nhiệm với đất nước_0

Xét một cách tổng thể luật pháp có những chế tài để tạo điều kiện cho nhà báo hoạt động đúng pháp luật, quyền được khai thác thông tin. Việc Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế người phát ngôn và cung cấp thông tin cũng nhằm mục đích tạo thuận lợi cho nhà báo tác nghiệp. 

Tuy nhiên, trong thực tế quá trình nhận thức quy định của pháp luật và thực thi quy định đó một các đầy đủ, hiệu quả trong cuộc sống thì vẫn cần sự cố gắng nhiều hơn nữa. Cho nên, vẫn có nơi này, nơi khác còn tồn tại hiện tượng đùn đẩy, né tránh việc cung cấp thông tin cho báo chí. Thậm chí, có những người còn tìm cách cản trở nhà báo hoạt động báo chí đúng pháp luật, đe dọa, hành hung nhà báo, thu giữ trái phép phương tiện của nhà báo.  

Nhận thức về các quy định đối với quá trình tác nghiệp của nhà báo còn có nhiều ý kiến khác nhau. Chính việc đó đã dẫn tới việc không thống nhất giữa cơ quan quản lý báo chí với các cơ quan điều tra, xử lý. Khi chúng tôi trao đổi với từng cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này họ đều thừa nhận hoạt động báo chí là hoạt động công vụ, nhà báo là người thi hành công vụ. Tuy nhiên, khi xử lý thì lại dẫn tới tình trạng như đã nói.  

Việc sửa các luật liên quan đến hoạt động báo chí là rất cần thiết. Nhưng công việc này cần có thời gian chuẩn bị.  

Nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa TƯ Hà Đăng: Chưa rõ tính chuyên nghiệp

Nhà báo và trách nhiệm với đất nước_1
Tính chuyên nghiệp đối với bản thân mỗi nhà báo trẻ hiện nay cũng chưa thật sự đầy đủ. Thế hệ nhà báo hiện nay sự rèn luyện ít hơn, ngay cả việc nhận thức chính trị cũng chưa thật sự chín chắn.

Tuy nhiên, chất lượng chính trị trong một bài báo là một mặt. Điều quan trọng là tính nghề nghiệp của nó. Nếu như chính trị giỏi nhưng trong quá trình tác nghiệp, nghiệp vụ kém, nhà báo không thể hiện bản chất của vấn đề thì cũng chưa phải đầy đủ, toàn diện. Để bảo đảm có một nền báo chí chuyên nghiệp thực sự, chúng ta phải đào tạo, rèn luyện ngay từng nhà báo. Đồng thời có những cơ chế, chính sách rõ ràng đảm bảo cho báo chí hoạt động, đi vào chuyên nghiệp trong thời gian sớm nhất. 

Nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Phan Quang: Trách nhiệm với đất nước tạo nên giá trị tác phẩm

 

Nhà báo và trách nhiệm với đất nước_2

Điều đó có nghĩa là chúng ta viết về vấn đề gì đi chăng nữa, viết thế nào chăng nữa, song điều đầu tiên và cũng là cốt lõi là phải trên tinh thần ý thức được trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm trước lợi ích của nhân dân. Đã làm báo thì không nên quan niệm tác phẩm hay, tác phẩm để đời như nhà văn. 

Bởi lẽ, do áp lực thông tin, người làm báo ngày nay chúng ta phải làm và viết ngay nên cũng có những tác phẩm thành công và cũng thất bại là chuyện bình thường. Và khi đánh giá sự nghiệp của một nhà báo thì chúng ta phải xem xét trên khía cạnh toàn bộ công việc mà người ấy cống hiến chứ không phải lấy một vài tác phẩm báo chí ra để đánh giá. Cũng không như nhà thơ, chỉ cần một tác phẩm có thể để đời, mà nhà báo phải cần cù lao động suốt đời, phải đóng góp bằng số lượng chứ không phải là chất lượng.  

Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Quang Thống: Phải tích cực bảo vệ nhà báo chống giặc nội xâm

 

Nhà báo và trách nhiệm với đất nước_3

Tuy nhiên, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực là cuộc đấu tranh dai dẳng, quyết liệt, là cuộc đấu tranh chống giặc nội xâm, là cuộc đấu tranh sinh tử, không có chiến tuyến, một mất một còn với những Đảng viên, cán bộ có chức có quyền mà tha hóa biến chất. Chính vì thế, mấy năm gần đây, hiện tượng các nhà báo viết bài chống tham nhũng, tiêu cực bị trả thù ngày càng nhiều hơn, mức độ ngày càng trầm trọng. Từ năm 2006 đến nay, cả nước xảy ra 18 vụ cản trở, hành hung nhà báo tác nghiệp, trong đó có 13 vụ hành hung gây thương tích. Đáng nói là chỉ có 4 vụ được khởi tố và trong số này chỉ có 1 vụ đưa ra xét xử. Con số này nói lên rằng những kẻ hành hung nhà báo vẫn đang nhở nhơ ngoài vòng pháp luật.  

Trên thực tế, các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động báo chí, bảo vệ nhà báo hoạt động đúng pháp luật còn mang nặng nguyên tắc chung, không đồng bộ, thiếu hướng dẫn cụ thể, dẫn tới việc xử lý vi phạm không kịp thời, không chuẩn xác, thiếu nghiêm minh… Bên cạnh đó, chừng nào việc nhà báo bị hành hung không được chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng vào cuộc ngay với thái độ kiên quyết, khách quan, chừng đó pháp luật còn bị khinh nhờn, kẻ côn đồ càng lộng hành, nhân dân càng giảm lòng tin vào quyết tâm chống tham nhũng của Đảng. 

Theo ĐV.




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC