Để thực hiện ước mơ con, bố mẹ không màng đến bản thân vất vả khổ cực, tất cả chỉ có thể bởi tình mẫu tử, phụ tử thiêng liêng.

Những ngày qua, dư luận xã hội đang xôn xao với thông tin nữ sinh Trần Thị Diệu Liên hiện đang sống tại TP.HCM vừa được nhận học bổng có giá trị 7 tỉ của đại học Harvard.

Câu chuyện về quá trình trưởng thành, nỗ lực để đạt được thành công như ngày hôm nay của cô nữ sinh Diệu Liên càng khiến nhiều người xúc động hơn khi biết được phía sau em là hình bóng tảo tần của một người phụ nữ đã hơn 20 năm gắn bó với nghề lao công để có tiền cho con ăn học.

Làm cái công việc dễ khiến người ta mặc cảm, thù lao không cao, lại hầu như không biết đến khái niệm ngày nghỉ hay lễ Tết, vậy nhưng chị Nguyễn Thị Lộc (sinh năm 1972), mẹ của Diệu Liên vẫn tảo tần sớm hôm không ngơi nghỉ. 20 năm làm nghề lao công.

19 năm nuôi con khôn lớn, chị vẫn không thôi xót xa day dứt một nỗi niềm không thể cho con có được một tuổi thơ đủ đầy vật chất như bao bạn bè cùng trang lứa.

Những khi mệt mỏi, vất vả, chị lại nhìn ngắm khối “gia tài” là những tấm bằng khen của con gái treo kín căn nhà mục nát chỉ vẻn vẹn 17 mét vuông để tiếp tục cố gắng.

Câu chuyện về người mẹ lao công nuôi cô con gái giành được học bổng 7 tỉ của Đại học Harvard khiến nhiều người xúc động.

Những ông bố bà mẹ làm lao công, ở ống cống nuôi con thành tài khiến ta rơi lệ - 0

Trần Thị Diệu Liên, nữ sinh tài năng chinh phục cổng trường ĐH Harvard và câu chuyện cảm động về người mẹ làm lao công.

Ông bố ngủ ống cống nuôi con đỗ thủ khoa Đại học Y

Những bức ảnh về chiếc ống cống bỏ hoang ở bãi cỏ, bên trong xếp tạm bợ manh chiếu rách, mấy chiếc gối, chăn cùng vài vật dụng đơn giản, che bên ngoài bằng tấm gỗ công trường, khó ai có thể nghĩ rằng lại có một người đàn ông sống được trong cảnh như vậy trong suốt 10 năm mưu sinh ở thành phố chỉ với một mong ước: “Cho con được học đại học!

Năm 2013, khi cậu học trò Nguyễn Hữu Tiến đỗ thủ khoa Trường ĐH Y Hà Nội với số điểm 29,5 nhiều nhà báo, phóng viên đã tìm đến gặp gia đình em và tất cả đều rất bất ngờ trước nơi được gọi là “nhà” mà bác Nguyễn Hữu Định (sinh năm 1961), bố của Hữu Tiến đang sống.

Câu chuyện về người bố ngủ ống cống nuôi con đỗ thủ khoa năm đó đã gây xôn xao dư luận và trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều người.

Những ông bố bà mẹ làm lao công, ở ống cống nuôi con thành tài khiến ta rơi lệ - 1

Nơi ở được che chắn tạm bợ, năm chơ vỡ giữa một khu đất trống - Ảnh: Tuấn Mark.

Những ông bố bà mẹ làm lao công, ở ống cống nuôi con thành tài khiến ta rơi lệ - 2

Người cha nghèo chỉ mong sao dành dụm tiền nuôi con ăn học nên chắt chiu từng đồng - Ảnh: An Hoàng.

Để cho các con được ăn học đầy đủ, người cha nghèo Nguyễn Hữu Định lăn lộn ngoài thành phố làm nghề bơm vá, sửa xe đạp, mưa thì trú tạm dưới mái hiên, sáng tối ăn mì gói qua ngày, 10 năm nay không biết đến quạt điện, chưa từng tốn một đồng tiền hoá đơn.

Ở quê, bác Thanh – vợ bác Định một mình cấy hái 9 sào ruộng, đi vặt lông vịt thuê ở gần nhà từ 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng với thù lao 2.500 đồng/ con kiếm đồng ra đồng vào.

Những ông bố bà mẹ làm lao công, ở ống cống nuôi con thành tài khiến ta rơi lệ - 3

Dù vất vả, cực nhọc nhưng người cha nghèo vẫn tự hào và quyết tâm cho những đứa con ăn học- Ảnh: An Hoàng

Đôi vợ chồng nghèo chấp nhận cảnh sống xa nhau, người vặt vịt thuê cả đêm ở quê, người kiếm dăm ba chục ở thành phố nói có “làm đến lúc chết” cũng chỉ mong con đỗ đạt, có tấm bằng đại học, có công ăn việc làm để tương lai được tươi sáng hơn đời mình đã từng.

Mẹ đơn thân rửa bát thuê để cho con thực hiện ước mơ quán quân Giọng hát Việt nhí

Khi Quang Anh trở thành Quán quân Giọng hát Việt nhí mùa đầu tiên, cậu bé được nhiều người tung hô, khen ngợi về giọng hát đầy nội lực cùng phong cách trình diễn tự tin, lôi cuốn.

Thế nhưng nhiều người cũng không khỏi bất ngờ khi biết đến cuộc sống đầy khó khăn, vất vả của gia đình cậu bé cũng như những nỗi vất vả, nhọc nhằn mà mẹ Quang Anh đã phải trải qua để giúp con thực hiện ước mơ của mình.

Những ông bố bà mẹ làm lao công, ở ống cống nuôi con thành tài khiến ta rơi lệ - 4

Quán quân Giọng hát Việt nhí lớn lên cùng những ngày phụ mẹ đẩy xe rác.

Vì nhiều lý do, bà Lê Thị Nghĩa (mẹ Quang Anh) đã sớm li dị chồng từ khi cậu bé mới chỉ 5 tuổi. Một mình làm lao công tại Công ty môi trường đô thị thành phố Thanh Hoá để nuôi con khôn lớn.

Khó khăn là vậy, nhưng bà Nghĩa lại không nỡ dập tắt ước mơ, hy vọng của con với cuộc thi Giọng hát Việt nhí mà vẫn một lòng ủng hộ, gác lại toàn bộ công việc để cùng theo chân đưa con ra Bắc và Nam cùng chương trình.

Ngày Quang Anh đăng quang Quán quân Giọng hát Việt nhí, bà Nghĩa rớt nước mắt vì hạnh phúc nhưng rồi nụ cười lại nhanh chóng vụt tắt khi nghĩ đến chuỗi ngày tiếp theo, trở về với thực tại.

Những ông bố bà mẹ làm lao công, ở ống cống nuôi con thành tài khiến ta rơi lệ - 5

Người mẹ đơn thân rớt nước mắt trong ngày con đăng quang.

Con trai nhỏ thi đậu vào Học Viện Âm nhạc Quốc gia với số điểm ưu nhưng nỗi lo xa nhà, nỗi lo cơm áo gạo tiền luôn đè nặng lên vai người mẹ.

Để có tiền thuê trọ, cho Quang Anh theo học, bà Nghĩa quyết tâm xin nghỉ ở Công ty Môi trường Thanh Hoá, khăn gói ra Hà Nội thuê trọ.

Người mẹ đơn thân xin vào một công ty môi trường, thời gian làm từ 17h đến 24h mỗi ngày. Thời gian rỗi ban ngày, bà lại xin rửa bát thuê cho một nhà hàng…

Không tự ti khi mẹ mình làm lao công, rửa bát thuê ở Hà Nội, trái lại, Quán quân Giọng hát Việt nhí Quang Anh bảo, điều đó càng cho em thấy, mẹ thật vĩ đại.

Theo Khám Phá

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC