Phương tiện dừng đỗ tại các trạm thu phí có gắn biển "Cấm dừng xe quá 5 phút" sẽ phạt từ 800.000 đến 2.000.000 đồng, thậm chí xử lý hình sự.

Tổng cục Đường bộ vừa có văn bản đốc thúc các chủ đầu tư BOT khẩn trương lắp biển báo phân làn đường, biển báo cấm dừng, cấm đỗ xe tại trạm thu phí trước 25/1.

Các Cục Quản lý đường bộ khu vực, Sở Giao thông trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra thực hiện.

Từ khi có biển cấm, mọi hành vi cản trở giao thông tại trạm thu phí sẽ bị phạt tiền với mức thấp nhất 800.000 đồng và cao nhất 2.000.000, thậm chí bị xử lý hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng, căn cứ nghị định 46.

Tổng cục Đường bộ cũng yêu cầu các nhà đầu tư bổ sung camera ở khu vực trạm, thu thập số liệu, trích xuất hình ảnh các tình huống gây rối, kích động mất trật tự an toàn giao thông, gửi về Tổng cục.

Trên cơ sở đó, Tổng cục sẽ gửi Bộ Công an và UBND các tỉnh xử lý. 

Ôtô dừng quá 5 phút ở trạm BOT sẽ bị phạt - 0

Nhiều tài xế trả tiền lẻ ở trạm BOT Cai Lậy để phản đối thu phí. Ảnh: Quốc Đoan

Tổng cục Đường bộ cũng yêu cầu các Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông Vận tải các tỉnh phối hợp với cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự và nhà đầu tư hướng dẫn giao thông, kịp thời xử lý các vi phạm.

"Việc trả tiền lẻ tại trạm thu phí không vi phạm pháp luật song người lái xe cần chuẩn bị tiền lẻ trước, trạm thu phí cũng có tiền lẻ để trả lại; nếu việc trao đổi quá lâu (quá 5 phút) thì sẽ cơ quan chức năng sẽ can thiệp và lái xe sẽ phải đi ra ngoài trạm thu phí để giao dịch", ông Huyện nói.

Thời gian qua, ở nhiều trạm BOT đã diễn ra việc lái xe trả tiền lẻ để phản đối việc vị trí trạm không hợp lý hoặc mức phí quá cao... dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông.

Hiện cả nước có 88 trạm thu phí BOT trên quốc lộ, trong đó Bộ Giao thông quản lý 73 trạm (56 trạm đang thu, 17 trạm chưa thu), còn lại 15 trạm (11 trạm đang thu và 4 trạm chưa thu) do UBND các tỉnh quản lý.

'Dừng quá 5 phút' vẫn chưa trả phí BOT xong, xử lý sao?

Biển "cấm dừng quá 5 phút" không phải là không có các văn bản pháp luật quy định, nhưng đặt tại các trạm BOT có khả thi trong việc giảm ùn tắc hay không lại là vấn đề khác

Theo Đại tá Trần Sơn - nguyên phó trưởng Phòng hướng dẫn luật và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định cụ thể về việc dừng, đỗ xe trên đường bộ. 

Việc cắm biển báo hiệu giao thông nào cũng phải tuân thủ theo luật và QCVN 41:2016/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ.

Tuy nhiên, biển "cấm dừng xe quá 5 phút" là loại biển chưa thấy từng được áp dụng ở Việt Nam.

Vụ BOT: 'Phạt xe dừng quá 5 phút là đổ dầu vào lửa'

Ôtô dừng quá 5 phút ở trạm BOT sẽ bị phạt - 1

Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp:

"Thật ra quy định xử phạt dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông thì bị xử phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đã được quy định từ năm 2016 trong một nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông chứ không phải đến nay mới có."

Mọi quyết sách của Bộ Giao thông-Vận tải nói riêng và của Chính phủ nói chung phải đặt trên nền tảng công bằng thì mới có thể bền vững và đạt được sự đồng thuận trong xã hội.

luật sư Phùng Thanh Sơn:

"Tuy nhiên, vấn đề cần bàn ở đây được hiểu thế nào là "trái quy định". Anh không thể đặt/đưa ra biển báo "trái quy định" rồi căn cứ vào cái sai trái đó đi xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông được."

Luật sư Sơn nói thêm:

"Nếu chủ đầu tư BOT và Tổng cục đường bộ Việt Nam dùng "thủ thuật" này để giải quyết tình trạng ùn xe tại các trạm BOT là không khả thi."

Nguồn: VNEXPRESS/Thanh Niên

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC