Tính người ở nhiều nước văn minh tiến bộ xét tới trong luật pháp, bao gồm nhiều quy luật tập tính, trong đó có thói quen, tập tục văn hóa của từng nhóm người, sắc tộc hay tập tính con người nói chung.
Xã hội càng phát triển văn minh, thì các nhà làm luật và sự hành xử theo luật pháp, phải xét tới yếu tố này, để bảo đảm cho con người được sống bình thường, vì suy cho cùng, luật pháp là bảo đảm những quyền sống chính đáng của con người.
Ở Đức, người ta treo biển cấm một con đường, sau quyết định của Thành phố, Phòng Cảnh sát cùng Phòng trật tự (Ordnungamt) dám sát và thực hiện. Người ta phải treo biển cấm đường tại đó, hay cấm đỗ tại đó chứ không chỉ có thông báo hay quyết định của thành phố mà cảnh sát phạt người vi phạm. Song từ khi có quyết định cấm tới khi phạt lại là khoảng cách một thời gian nhất định vì Tập tính người ở thói quen khó thay đổi hay cần một thời gian thay đổi thói quen chi phố hành vi, cử chỉ đã ở tiềm thức. Tôi đã chứng kiến một lần thành phố Teltow tôi ở, cấm đi hai chiều một con đường xưa không cấm. Song nhiều người ngay sau ngày treo biển cấm, vẫn theo thói quen hàng ngày rẽ vào đường một chiều ấy. Cảnh sát trực ở đó đã thổi còi dừng xe và nhắc nhở, chỉ biển báo cấm hai chiều và thông báo cấm. Tôi hỏi người quen thân ở cơ quan thị chính, bà Katerin nói: luật pháp cấm, nhưng phải xét tới cả nhiều năm nay, người ta đã ý nghĩ đấy là đường hai chiều, thì việc thực thi luật phải xét tới: Tập tính người - Thói quen hàng ngày. Cho nên sau một tháng ban ra quy chế, có treo biển cấm cho người tham gia giao thông rõ, mới được phạt. Và quả như vậy, sau một tháng tôi mới thấy công an bỏ trực nhắc ở ngã ba ấy. Các biển cấm mới đỗ xe cũng được xử lí như vậy.
Cuối năm 2012 cả nước Đức xôn xao về vụ Tòa án bang Niedersachsen xử án bắt buộc một gia đình Việt Nam ở thị trấn Nienburg - Hoya, bà Nguyễn Thị San và ông Nguyễn Minh Tường cùng hai con, bé gái 9 tuổi và bé trai 6 tuổi phải trục xuất lập tức về nước, khi gia đình này đã sống ở Đức 19 năm và họ có một con gái được ở lại nước Đức. Cả nước Đức, nhiều nhân sĩ trí thức, nhát là nhân dân quanh vùng Hoya quen biết gia đình này đã lên tiếng phản đối, cho rằng tòa án Đức, dù đúng về luật pháp (gia đình Nguyễn không đáp ứng quy chế tị nhập cư, lại có quá trình sống chui lủi, có tên giả), song tòa án và thống đốc bang đã sai về Tính người, chia rẽ tình máu mủ của gia đình người Việt Nam này và việc trục xuất gia đình ông Nguyễn là việc đẩy họ ở cuộc sống đã hòa nhập trên nước Đức 19 năm, phải rơi vào cuộc sống đầy những khó khăn không lường ở một nơi mới mẻ, dù rằng trước đó là quê hương của họ. Trước sức ép của dư luận, Ông Uwe Schünemann (CDU), Bộ trưởng Bộ Nội vụ bang Niedersachsen phải lập tức sửa chữa sai lầm này, công hàm cho Bộ ngoại giao Việt Nam, Sứ quan VN tại Đức, và họ phải chi toàn bộ tiền phí tổn, đón toàn bộ gia đình Nguyễn này trở về Đức xum họp và sinh sống. Thế là từ khi thực hiện lệnh trục xuất, chỉ sau hai tháng gia đình bà Nguyễn lại đáp xuống sân bay Hannover - Langenhagen vào sáng 31/1/2012 quay lại nước Đức trước sự đón tiếp của đại diện bang và nhiều nhân sĩ trí thức Đức cùng các cơ quan thông tấn báo chí.
Ở đây, những vi phạm vào tính người khi thi hành luật định bị lên án gay gắt như bắt trẻ em trong buổi tối, không cho chia tay bè bạn của chúng. Bắt gia đình li tán chia rẽ tình máu mủ, đều làm lương tâm xã hội Đức, bị Cựu Chủ tịch Quốc hội bang Niedersachsen, ông Jürgen Gansäuer: “một vết thương ung mủ trong xã hội chúng ta“ Và chính từ vụ án này người ta đang có thảo luận tại quốc hội Đức xem lại dự thảo về luật trục xuất cư trú cho những người ngoại quốc, mà khởi đầu là phạm luật, song đã có quá trình sống hòa nhập tại Đức.
Những vấn đề về luật pháp và thực thi luật pháp tại Việt Nam bấy nay, dường như ít chú ý tới Tính người vì thế cũng gây những phản cảm xã hội. Ví như việc cấm xe đỗ tại nhiều khu phố ở Hà Nội trong tháng Hai vừa qua. Việc phạt chưa có biển cấm, chỉ mới có thông báo là không chỉ phạm luật mà còn bỏ qua yếu tố tập tính người ở thói quen của người tham gia giao thông quá lâu ở Hà Nội không thể biết nơi cấm đỗ khi không có biển cấm. Đấy là chưa kể sự kinh doanh buôn bán trên nhiều khu phố cổ do khong chuẩn bị bãi đỗ gây ảnh hưởng xáo trộn cuộc sống thói sinh hoạt kinh doanh bấy nay của rất nhiều người dân Hà Nội tại các khu phố này.
Bàn thờ nhà anh Vươn trong dịp Tết Nguyên Đán.
Vụ án tại Tiên Lãng cũng gây bức xúc trong dân chúng khi bỏ qua tập tính văn hóa dân tộc. Việc phá nhà của con người vào dịp Lễ Tết âm lịch Việt Nam là một việc thiếu tính người nghiêm trọng mà ông Thủ tướng cũng công nhận. Bởi theo văn hóa Việt, Tết âm lịch là sự xum họp, làm những điều lành, cầu cái may, chia sẻ hạnh phúc v.v...Đây là thời khắc thiêng liêng cho mọi con người Việt Nam yên lành để cúng viếng tổ tiên, vậy mà chính quyền Tiên Lãng lại thiếu văn hóa tới mức mang máy ủi tới phá nhà ở, ủi đổ tan nát cả bệ thờ gia tiên gia đình nông dân này. Thực là mất hết nhân tính. Cứ cho rằng, ông Vươn phạm luật đi thì việc cưỡng chế xảy ra pở Tết nguyên đán là thiếu Tính người. ( mà vụ án này ông Thủ tướng đã kết luận sai vậy chínhq uyền TL càng sai hơn, vô luân thường đạo lí Việt hơn)
Có phải chăng việc thi hành luật pháp và đưa các luật chế tài hiện nay đã tới lúc cần nghiên cứu cẩn trọng và mọi hành xử xã hội phải xét tới sự bảo đảm Tính người để bảo đảm quyền được sống không bất bình thường của con người Việt Nam hiện nay.
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ từ LB Đức
Theo Vietinfo.