Đi khiếu nại đòi lại phần đất hợp pháp của gia đình từ khi còn là thiếu nữ 18 tuổi nhưng đến nay đã bước qua tuổi 60 mà bà Phượng vẫn còn long đong, lận đận gửi đơn cầu cứu khắp nới để tìm công lý. Hơn 40 năm qua, dù mẹ chồng và chồng đã qua đời nhưng di nguyện lấy lại nhà đất vẫn chưa thể thực hiện.

Bỗng dưng...mất đất

1 Tphcm Danh Ca Tuoi Thanh Xuan Di Doi Dat Bat ThanhBằng khoán điền thổ số 1103, thuộc loại đất ruộng có diện tích 16.000m2 nhằm lô số 330 tờ bản đồ thứ 4 của bà Đê.

Bà Lê Thị Hồng Phượng (63 tuổi, ngụ TPHCM) vừa có đơn phản ánh gửi về Báo Dân trí trình bày về việc bị chiếm dụng đất hơn 40 năm qua. Theo bà Phượng, năm 1974 mẹ bà là Trần Thị Đê (SN 1920; mất năm: 2003) có tạo dựng bất động sản và đứng tên chủ quyền Bằng khoán điền thổ số 1103, thuộc loại đất ruộng có diện tích 16.000m2 nhằm lô số 330 tờ bản đồ thứ 4 – Bình Trị Đông (khu đất này trước đây thuộc địa bàn huyện Bình Chánh, nay thuộc quận Bình Tân và đã được giải tỏa một phần để mở rộng đường Kinh Dương Vương – PV). Sau khi mua đất gia đình bà Phượng hoàn tất thủ tục đăng ký và đổ đất san lấp mặt bằng, xây dựng hàng rào để chuẩn bị xây dựng dự án khu thương xá.

Ngày 30/4/1975 Sài Gòn giải phóng và phần đất trên của gia đình bà Phượng bị chiếm dụng nhưng không có bất kỳ văn bản, quyết định nào của cơ quan nhà nước về việc tịch thu hoặc cải tạo, trưng thu sử dụng.

“Trong tổng diện tích 16.000m2 đất của gia đình tôi bị chiếm giữ được chia ra thành 4 phần.

Một phần được công ty CP Bến xe miền Tây đang sử dụng, một phần bị hơn 20 hộ dân lấn chiếm, một phần để mở rộng đường Kinh Dương Vương và Tên lửa. Tuy vậy, phần lớn đất còn lại của gia đình tôi lại được cấp cho ông Nguyễn Văn Nhờ (nguyên lãnh đạo huyện Bình Chánh) với diện tích hơn 4.600 m2”, bà Phương thông tin.

Sau khi đất bị chiếm dụng, vì không có đất để canh tác và sinh sống nên năm 1978 gia đình bà Phượng đã liên hệ với các cơ quan chức năng để xin lại đất nhưng không được chấp thuận.

Chưa dừng lại ở đó, bà Phượng và gia đình lại tiếp tục khiếu nại lên UBND TPHCM, Văn Phòng Chính Phủ cùng nhiều cơ quan cấp cao khác.

2 Tphcm Danh Ca Tuoi Thanh Xuan Di Doi Dat Bat Thanh3 Tphcm Danh Ca Tuoi Thanh Xuan Di Doi Dat Bat ThanhGiấy tờ liên quan đến mảnh đất 16.000m2 của bà Đề.

"Hơn 40 năm qua, gia đình tôi đi khắp cả nước gửi đơn kêu cứu để xin lại đất của gia đình. Tôi đi đòi đất theo di chúc của gia đình từ khi còn là một thiếu nữ, đến nay tóc đã bạc đầu nhưng vẫn chưa lấy lại được đất.

Hơn 40 năm đi đòi đất là quãng thời gian cực khổ, tủi nhục và đau khổ tột cùng của tôi và gia đình. Tài sản trong nhà cạn kiệt, sức khỏe dần yếu đi…”, bà Phượng nói.

Bà Phượng cho biết thêm:

“Bằng mồ hôi, nước mắt và biết bao công sức của bao thành viên gia đình, cả nhà chúng tôi mới tạo lập được đất với mong muốn bằng công sức nhỏ bé của mình góp phần vào xây dựng đất nước nhưng phút chốc mọi thứ đều mất tất cả. Đau xót hơn khi chồng tôi qua đời, ông ấy vẫn đau đáu với việc đòi đất. Ngay cả khi chết, chúng tôi không có lấy một tấc đất cắm dùi để lo hậu sự cho ông ấy”.

16.000m2 đất “tạm giữ” của dân bị phân chia thế nào?

4 Tphcm Danh Ca Tuoi Thanh Xuan Di Doi Dat Bat ThanhMột trong số các quyết định lấy đất của bà Đề giao cho người khác của UBND huyện Bình Chánh.

Sau khi khu đất rộng 16.000m2 được chính quyền mới tạm giữ nhưng không ra văn bản tịch thu, trưng thu sử dụng, từ năm 1978 gia đình bà Phượng liên tục có đơn xin lại phần đất trên nhưng lãnh đạo huyện chưa xem xét. Trong khi gia đình bà Phượng không có nhà ở thì có gần 30 cán bộ được vào khu đất này để cất nhà. Nhiều lần gửi đơn khiếu nại nhưng đến này, gia đình bà Phượng vẫn chưa nhận lại được tấc đất nào, dù sự việc đã được Chính phủ vào cuộc chỉ đạo.

Theo báo cáo số 485/BC.TTCP ngày 16/3/2009 về giải quyết khiếu nại của bà Phượng của Thanh tra Chính phủ, phần đất có diện tích 16.000m2 có nguồn gốc trước 30/4/1975 do bà Trần Thị Để đứng chủ quyền, sau ngày 30/4/1975 do UBND thị trấn An Lạc tiếp quản.

Tháng 9/1978, UBND TP.HCM cấp cho Ban Kiên thiết bến xe Miền Tây (BXMT) sử dụng một phần khu đất của bà Đê để xây dựng mở rộng BXMT. Trong giấy cấp đất của UBND TP.HCM nêu: “Việc đền bù hoa màu, nhà cửa của nhân dân cần phối hợp với chính quyền địa phương và theo chính sách chung của Nhà nước”. Tiếp đến, tháng 9/1983, UBND TP.HCM cấp phép sử dụng đất có thời hạn để mở rộng BXMT, trong đó có một phần đất diện tích gần 6.100m2 có nguồn gốc của bà Đề.

Phần đất còn lại do UBND huyện Bình Chánh điều phối, sử dụng. Cụ thể, tháng /4/1979, UBND huyện Bình Chánh ra Quyết định số 137/QĐ-UB cấp cho ông Nguyễn Văn Nhờ 1.000m2 để làm nhà, đáng chú ý phần đất này đè lên “bằng khoán” (hiện nay gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) số 1103 của gia đình bà Phượng, đồng thời “tạm giao thêm” cho ông Nhờ 1.000m2 để ông Nhờ sử dụng vào mục đích chăn nuôi, cái thiện đời sống.

Phần đất còn lại của gia đình bà Phượng (nằm ngoài diện tích đã cấp cho BXMT, ông nhờ và diện tích mở đường Kinh Dương Vương, đường Tên Lửa), UBND huyện Bình Chánh tiếp tục chia cho một số hộ dân và các hộ dân tự khai phá sử dụng.

5 Tphcm Danh Ca Tuoi Thanh Xuan Di Doi Dat Bat ThanhVăn phòng Chính phủ phát đi nhiều thông báo chỉ đạo giải quyết vụ việc nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa xử lý dứt điểm.

Do đất của gia đình bà Phượng có giấy tờ hợp pháp nhưng địa phương lại chia cho người khác nên bà khiếu nại vượt cấp. Gần 20 năm qua, đã có 5 văn bản của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ nhắc nhở, đôn đốc giải quyết nhưng chưa được các cơ quan chức năng giải quyết thấu đáo.

Văn phòng Chính phủ đã có nhiều văn bản nhắc nhở, đôn đốc UBND TPHCM xem xét, giải quyết nhưng sự việc vẫn giậm chân tại chỗ. Hiện vụ viện này, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài Nguyên & Môi trường và UBND TP.HCM xem xét, giải quyết.

Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Trung Kiên - Xuân Hinh

Nguồn: Báo điện tử Dân trí




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC