Trào lưu nuôi thú trong gia đình ở Việt Nam từ lâu đã không còn xa lạ, bất chấp hiểm hoạ từ điều này.

42 1 Tu Vu Cho Ngao Tay Tang Can Chet Nguoi Bao Dong Do Thu Nuoi Trong Nha

Bé Lý Seo Trường ở tỉnh Lào Cai bị chó cắn nát mặt

Tang thương vì thú nuôi trong nhà 

Vụ thú nuôi tấn công người mới nhất là việc bé gái 8 tháng tuổi(Hà Nội) bị con chó ngao nặng 40 kg cắn tử vong. Trước đó, chủ yếu là các trường hợp bị thú nuôi cắn gây thương tích. 

Tháng 3.2018, bé Lý Seo Tr. (SN 2015, ở Vi Mã, Thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) sang nhà họ hàng chơi đúng lúc hai con chó đang cắn nhau. Bất ngờ, một con chó xông vào cắn rách mặt bé. Bé bị tổn thương ở mi mắt, mặt có nhiều vết thương sâu.

Trước đó, vào tháng 1.2018, BV đa khoa Đức Giang, Hà Nội cũng tiến hành phẫu thuật tạo hình vành tai cho bệnh nhi 5 tuổi bị chó cắn rách tai trong lúc đùa nghịch. Trong lúc đùa nghịch cùng con chó nhà nuôi, bé B.N đã nhảy cưỡi lên lưng con vật song bị con chó chồm lên người, cắn rách tai. Ngay lập tức, gia đình đã đưa bé vào bệnh viện cấp cứu.

Cùng thời điểm này, tại BV Nhi Đồng 1 TPHCM, bé  L.N.T.L (SN 2016, đến từ Đắk Lắk) phải cấp cứu do bị chó cắn đứt mũi. Trong lúc mẹ bận việc dưới bếp, cháu bé chơi với chó và bị cắn đứt mũi. Gia đình đã nhặt phần mũi, bảo quản lạnh và đưa cháu đến bệnh viện cấp cứu.

Cuối tháng 5.2018, các bác sĩ BV Nhi Trung ương điều trị thành công cho bé  M.Đ (2 tuổi, ở Ba Vì, Hà Nội) bị chó cắn dập nát mặt. Con chó nhà nuôi vừa mới đẻ, bé chơi với chó con nên bị chó mẹ lao đến cắn. 

Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, tại Hà Nội có hơn 6.900 người bị chó cắn được báo cáo đến các cơ sở y tế. 5 năm qua, mỗi năm Việt Nam có đến 300 ca tử vong do bệnh truyền nhiễm thì đến 1/3 là vì bệnh dại.

Việc quản lý thú nuôi đang bị buông lỏng?

Trong số những thú nuôi hiện nay, chó ngoại nhập cảnh được nhiều gia đình yêu thích. Cũng chính vì thế mà mNhiều người nghi ngại việc thú nuôi nhập cảnh đang không có sự quản lý.

Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết: Theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật Thú y: Động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch và  trước khi nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm dịch. Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch đã được Bộ NNPTNT quy định tại Phụ lục I của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, theo đó chó thuộc diện phải kiểm dịch.

"Mỗi năm trung bình có khoảng 350 con chó cảnh được nhập khẩu vào Việt Nam theo hình thức nuôi trong gia đình, khi chủ đến Việt Nam công tác hoặc đi du lịch thì có mang theo chó nuôi. Vì chó thường được nhập cảnh theo người đi công tác hoặc du lịch nên có thể từ nhiều quốc gia, nhưng chủ yếu là các quốc gia phát triển như ở các nước Châu Âu, Mỹ, Úc, Nhật,…", ông Đông cho hay.

 42 2 Tu Vu Cho Ngao Tay Tang Can Chet Nguoi Bao Dong Do Thu Nuoi Trong Nha

Chó Ngao Tây Tạng đẹp nhưng cũng nguy hiểm

Cục Thú y có chức năng thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật. Đối với loài vật nuôi trong gia đình, bệnh dại chó là một bệnh được quan tâm, ưu tiên hàng đầu do ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, tác động tiêu cực đến xã hội, gây thiệt hại về kinh tế.

Cũng theo ông Đông, hiện có nhiều quy định trong lĩnh vực thú y, trong đó Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 90/2017/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, trong đó áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về nuôi chó như không tiêm phòng vaccine phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;

Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng...

Nguồn: L.HÀ/ Laodong.vn




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC