Đó là nhận xét của nữ diễn viên Dương Tử Quỳnh - đại sứ của chương trình SAFE STEPS Road Safety (An toàn Đường bộ).
Ngày 13/2 tại Kuala Lumpur, Prudence Foundation (quỹ hoạt động cộng đồng trong khu vực của công ty bảo hiểm Prudential Corporation Asia) cùng kênh National Geographic (một đơn vị thuộc hệ thống FOX Networks Group Asia) và Liên đoàn xe thể thao quốc tế FIA chính thức khởi động chương trình SAFE STEPS – Road Safety (An toàn Đường bộ).
Đây là một chương trình giáo dục dài hạn trên nhiều kênh phương tiện như video chiếu trên truyền hình, website thông tin và tài liệu tuyên truyền được phát rộng rãi trong các hoạt động cộng đồng.
Nữ diễn viên Dương Tử Quỳnh, đại sứ của chương trình đã chia sẻ cô từng đến Việt Nam nhiều lần để tham gia một số hoạt động về Quỹ phòng chống thương vong châu Á và chương trình tuyên truyền an toàn giao thông.
“Ở Việt Nam, có rất nhiều xe máy và họ chạy rất kinh khủng. Tôi thấy một gia đình hai vợ chồng chở theo 4 đứa trẻ chạy rất nhanh, lạng lách trên đường.
Ý thức của mỗi người rất quan trọng, quyết định sự an toàn cho sinh mệnh của mình và cả gia đình mình, thậm chí những người xung quanh. Mọi người hãy đi chậm thôi.
Nhanh 5 phút không có ý nghĩa gì cả nhưng khi có tai nạn xảy ra thì lại gây ra nhiều mất mát, nỗi đau và hậu quả".
Nữ đại sứ chương trình Safe Steps Road Safety Dương Tử Quỳnh chia sẻ cảm nghĩ của cô về an toàn giao thông
Viện nghiên cứu giao thông Đại học Michigan UMTRI (Mỹ) cũng đã thống kê và cho ra kết quả đáng giật mình cho giao thông Việt Nam : rất nguy hiểm và nằm trong top những nước có người chết vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới
.Đây cũng không phải lần đầu giao thông Việt Nam nhận được những lời nhận xét như vậy, từ lâu nay, đối với người nước ngoài, giao thông ở Việt Nam là một thực tế khủng khiếp.
Tờ The Diplomat đã đăng tải một bài viết có tiêu đề “Sát thủ thầm lặng ở Việt Nam”, với nội dung những căn bệnh có thể dẫn đến tử vong như tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết hay tay chân miệng là nỗi ám ảnh của nhiều người.
Tuy vậy, còn một “kẻ giết người thầm lặng” khác ghê gớm hơn gấp bội, đó chính là tai nạn giao thông.
Có thể gọi là "đại dịch ẩn", đây là một vấn đề nghiêm trọng gây thiệt hại to lớn về nhân mạng mỗi năm.
Trong khi đó, trang CBSnews của Mỹ ví giao thông Việt Nam như “địa ngục”, tham gia giao thông ở Việt Nam như dấn thân vào một cuộc phiêu lưu mà kết thúc không biết sống chết thế nào.
Trang này còn viết khi tham gia giao thông Việt Nam, muốn sống sót trở về, cần trang bị còi to, phanh chuẩn và phải gặp cực nhiều may mắn.
Còn Đại sứ Pháp Jean-Noel Poirier khi so sánh giao thông ở Hà Nội và Paris, ông nói: "Tôi thấy tham gia giao thông ở Hà Nội như một cuộc đua xe ở vùng viễn Tây và tôi đã quen với tình trạng ấy".
Là kỳ quan không phải vì, giống như nhiều thành phố khác trên thế giới, nó khủng khiếp, mà vì nó vận động theo một cách thật đáng kinh ngạc.
Người và xe cứ trôi mà chẳng theo một hệ thống gì.
Nhìn nhận khác, ông Llewellyn King - một nhà báo Mỹ đã nhiều lần đến Việt Nam nhận xét: "Tôi hoàn toàn bị ấn tượng bởi giao thông - một trong những kỳ quan thế giới, theo tôi.
Là một du học sinh Việt Nam tại Singapore, Zean Võ lại chia sẻ: “Tôi ở Singapore được 5 năm rồi.
Tôi thấy giao thông ở đây có hệ thống, an toàn, thân thiện với môi trường, ít xảy ra tai nạn so với Việt Nam.
Bạn bè nước ngoài của tôi thường hay dùng câu “It’s crazy!” (Thật là điên!) để nói về giao thông Việt Nam.
Tuy nhiên, họ cũng có thiện cảm về giao thông Việt Nam ở một vài khía cạnh, ví dụ như đi xích lô ngắm cảnh chẳng hạn”.
Thái An (Tổng hợp)