"'Ngoại giao cây tre' của Việt Nam – một cụm từ được đặt ra bởi người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, và đề cập đến sự linh hoạt của chính sách này, uốn cong nhưng không bị gẫy trong những cơn gió thay đổi của địa chính trị – đang ngày càng được thử thách", một chuyên gia viết về chuyến thăm của Putin.
"Chúc mừng đồng chí của chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân Nga trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua (vào tháng 3)", Chủ tịch nước Tô Lâm chào đón người Nga.
Cả hai bên - ít nhiều có ý thức - đều đề cập đến thời kỳ Xô Viết trong lịch sử của họ, khi Moscow hỗ trợ Việt Nam chống lại Mỹ bằng vũ khí và cố vấn. Nhà lãnh đạo không thể tranh cãi hiện nay của đất nước, Nguyễn Phú Trọng đã tốt nghiệp đại học ở Moscow, cũng như một số nhà hoạt động cao cấp của Đảng. Do đó, Putin tin rằng ít nhất ông có thể tin tưởng vào sự cảm thông của họ.
"Cả hai nước đều muốn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh", ông Tô Lâm nói trong chuyến thăm.
Vũ khí là nền tảng không chắc chắn cho mối quan hệ tương hỗ giữa Nga và Việt Nam
Theo các chuyên gia, Việt Nam hiện có thể quan tâm đến việc mua vũ khí của Nga - quân đội của họ chủ yếu được trang bị các thiết bị cũ, vẫn là của Liên Xô và Moscow luôn là nhà cung cấp quan trọng nhất, đóng vai trò là đối trọng với nước láng giềng Trung Quốc. Vào đầu thế kỷ, Điện Kremlin đã cung cấp cho Việt Nam 80% vũ khí cần thiết, nhưng xuất khẩu đã giảm trong những năm qua.
Tuy nhiên, hiện tại, Nga không có vũ khí để bán, họ không muốn xung đột với Bắc Kinh vì lý do này và bản thân Việt Nam cũng sợ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với việc mua bán như vậy.
Mặt khác, Putin muốn chứng tỏ rằng ông không bị cô lập trên trường quốc tế, và thậm chí có thể tin tưởng vào sự hợp tác chặt chẽ và "quan hệ đối tác chiến lược" của các đồng minh cũ của Liên Xô. "Tuy nhiên, Việt Nam đang theo đuổi chính sách đối ngoại đa vec-tơ. Chỉ cần nhớ lại rằng Việt Nam đã thiết lập quan hệ "đối tác chiến lược toàn diện" không chỉ với Nga và Trung Quốc, mà còn với Ấn Độ, Hàn Quốc và khoảng một năm trước đây cũng cả với Mỹ, Nhật Bản và Úc", một trong những nhà phân tích Nga lưu ý.
Năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đến thăm nước này để cạnh tranh ảnh hưởng ở đây. Tuy nhiên, Việt Nam đang cố gắng giữ khoảng cách với các siêu cường. Vì lý do này, Việt Nam liên tục từ chối lên án cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Tuy nhiên, trước khi Putin đến, Đại sứ quán Mỹ đã đưa ra một tuyên bố rằng "không quốc gia nào nên cung cấp cho Putin một cơ sở để thúc đẩy cuộc chiến tranh xâm lược của mình hoặc cho phép sự tàn bạo của ông ta được bình thường hóa".
Nga muốn những điều không thể từ Việt Nam
Chính quyền Việt Nam đã phớt lờ cảnh báo, điều này đặt họ vào một tình huống rất khó khăn. Với sự xấu đi của quan hệ Mỹ-Trung, các tập đoàn quốc tế bắt đầu chuyển sản xuất từ Trung Quốc, ví dụ như Apple, Intel và Nvidia sang Việt Nam. Kết quả là, 20% sản lượng vi mạch của thế giới đến từ Việt Nam, nơi đang trở thành một mắt xích ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Hà Nội không thể mạo hiểm để mất vị trí này do tranh chấp với Mỹ.
Trong khi đó, người Nga không che giấu rằng họ quan tâm nhất không phải đến hợp tác quân sự, mà là thương mại: mua hàng hóa ở Việt Nam đang chịu lệnh trừng phạt của phương Tây. "Hãy đối mặt với nó. Việt Nam có thể trở thành một trung tâm mà qua đó - trong trường hợp này là Trung Quốc, nếu sợ các biện pháp trừng phạt trực tiếp hoặc gián tiếp - có thể cung cấp cho chúng ta các sản phẩm này hoặc các sản phẩm kia, nhà phân tích tài chính Alexander Timofeyev ở Moscow tin tưởng như vậy. Tuy nhiên, một vai trò như thế sẽ đặt ra một mối đe dọa lớn đối với các nhà lãnh đạo thận trọng của Việt Nam, một quốc gia không phải là thành viên của bất kỳ liên minh mạnh nào.
"Việt Nam cần xem xét cẩn thận các hành động của mình với Nga trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Washington và Moscow", Prashanth Parameswaran, một nhà phân tích ở Washington, nói với AP. Thương mại với Nga đạt hơn 3 tỷ USD mỗi năm, nhưng với Mỹ là hơn 111 tỷ USD (mặc dù với Trung Quốc là 171 tỷ USD). Đầu tư của hai nước vào Việt Nam và các cơ hội liên quan đến chúng là không thể so sánh được.
Tác giả: Andrzej Łomanowski
Koziolek.pl
Nguyễn Hữu Viêm dịch