Di chuyển, đi du lịch bằng máy bay vẫn được coi là một phương tiện an toàn nhất hiện nay. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà máy bay trở thành lựa chọn của nhiều người, mà bí mật nằm ở chính những thiết kế vô cùng độc đáo của nó.
Dưới đây là một số bí mật mà ít người biết đến, ngay cả khi đã từng đi máy bay rất nhiều lần:
1. Tại sao phi công không được để râu?
Một số hãng hàng không quy định phi công không được phép để râu.
Một số hãng hàng không quy định không cho phép phi công để râu. Nguyên nhân là do râu có thể ngăn không cho mặt nạ cung cấp oxy vừa với khuôn mặt của phi công và hoạt động bình thường khi xảy ra tình huống khẩn cấp. Điều này có thể dẫn tới nguy hiểm.
Trong những trường hợp khẩn cấp, các phi công cần phải tỉnh táo để có thể kịp thời ứng phó cũng như cứu sống những hành khách.
2. Cửa ra vào máy bay thường ở bên trái. Nguyên nhân là do đâu?
Không phải tất cả, nhưng phần lớn những chiếc máy bay đều có lối vào cho hành khách ở phía bên trái. Nguyên nhân có thể được lý giải như sau:
Phía bên phải máy bay thường dành cho hành lý, nên nó không an toàn cho hành khách. Hơn nữa, một số người cho rằng đây là một quy ước truyền thống của tàu biển, khi cửa để hành khách lên xuống luôn được đặt ở bên trái.
Ngoài ra, do vị trí cửa lên xuống ở bên trái nên cơ trưởng thường phải ngồi phía này để giúp điều khiển máy bay khi dừng lại. Vị trí của cửa hành khách cho phép phi công đỗ máy bay tốt hơn tại khu vực sân đỗ.
3. Tại sao cửa sổ máy bay lại có hình tròn?
Cửa sổ hình vuông khiến áp suất không được cân bằng và dàn đều trong suốt quá trình bay.
Vào đầu những năm 1950, hãng De Havilland phát triển chiếc Comet, chiếc máy bay phản lực dân dụng đầu tiên trên thế giới và điều này thực sự là một kỳ tích. Nhưng một năm sau đó, nó đã bị rơi xuống thành từng mảnh ngay trên bầu trời. Vài tháng sau, 2 chiếc máy bay nữa cũng gặp nạn.
Những kỹ sư sau đó đã tiến hành chẩn đoán từng ốc vít của máy bay và họ đã tìm ra vấn đề. Đó chính là do các cửa sổ hình vuông.
Nguyên nhân là khi máy bay càng lên cao, mức độ chênh lệch áp suất giữa bên trong và ngoài máy bay càng lớn. Áp suất sẽ tác động lên những bộ phận khác của máy bay, tích tụ nhiều ở các góc của cửa sổ hình vuông, có thể gây vỡ kính, nứt thân của máy bay.
Do đó, các kỹ sư đã quyết định thiết kế cửa sổ máy bay có hình dạng tròn để áp suất được cân bằng hơn, góp phần bảo vệ cho thân máy bay. Nhờ vậy mà các chuyến bay ngày nay trở nên an toàn hơn.
4. Vì sao cánh máy bay thường cong lên?
Thiết kế cánh máy bay cong lên giúp tiết kiệm nhiều nhiên liệu.
Trong một chuyến bay, áp suất ở trên thường thấp hơn so với phần ở dưới cánh của máy bay. Không khí lại có xu hướng di chuyển từ áp suất cao bên dưới cánh sang tới áp suất thấp ở phía trên gần đầu cánh. Trước đây, đầu cánh của máy bay thường thẳng và luồng không khí xoáy có thể gây ra những nhiễu loạn nghiêm trọng.
Vì vậy, các nhà khoa học đã quyết định thiết kế cánh nhỏ, bằng cách uốn cong đầu cánh hướng lên trên để làm giảm nhiễu loạn, kéo dài độ bền của cánh, cũng như góp phần tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu trong quá trình di chuyển. Nhờ thiết kế này giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn trong suốt chuyến bay.
5. Tại sao máy bay lại được sơn màu trắng mà không phải là màu khác?
Sơn máy bay màu trắng đem lại nhiều lợi ích.
Máy bay gần như luôn được sơn màu trắng và điều này thực ra là có một vài nguyên nhân:
Phản xạ nhiệt: Theo các chuyên gia, nếu một chiếc máy bay được sơn màu trắng thì nó sẽ ít hấp thụ nhiệt hơn. Điều này tốt hơn cho các hành khách, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho những hàng hàng không.
Ít tốn kém: Sơn trắng thường sẽ rẻ hơn các màu khác. Ngoài ra, máy bay sơn trắng cũng giúp ngăn chặn những va chạm với chim. Nguyên nhân là các con chim có thể trông thấy sự phản chiếu từ những bề mặt màu trắng tốt hơn và không thường xuyên va chạm với máy bay vì lý do này.
Dễ dàng kiểm tra khiếm khuyết trên máy bay: Nhờ sơn màu trắng nên các kỹ sư có thể dễ dàng tìm thấy vế nứt nhỏ, vết lõm trên thân máy bay trong trường hợp xảy ra tai nạn.
6. Vì sao khoang hành khách trong máy bay trông rộng lớn?
Khoang hành khách trong máy bay trông rộng lớn hơn là nhờ vào một số thủ thuật thiết kế.
Những nhà thiết kế đã sử dụng một vài thủ thuật để giúp bên trong máy bay trông lớn và rộng rãi hơn so với kích cỡ thực tế.
Chẳng hạn, sự chiếu sáng ở giữa trần và phần trên của khoang hành khách giúp cho bên trong máy bay trông cao hơn. Nhờ những mẹo nhỏ trong thiết kế này giúp những người mắc chứng sợ di chuyển bằng máy bay trở nên dễ chịu hơn.
Tham khảo ảnh: Shutterstock/
Nguồn: BS