Những hình ảnh này đã được tàu quỹ đạo Mặt trăng (LRO) của NASA ghi lại được vào ngày 25/5 và công bố ngày 24/6 vừa qua. Những bức ảnh cho thấy những mảnh vụn này nằm vắt vẻo trên những miệng núi lửa ở phía xa của Mặt trăng và đã di chuyển với tốc độ 9.290 km/h.
Tàu vũ trụ Thường Nga 5-T1 được phóng vào năm 2014.
Những miệng núi lửa kép này đã bổ sung thêm một bằng chứng về những bí ẩn đã được các nhà theo dõi vũ trụ phát hiện từ hồi tháng 1 khi họ theo dõi những vật thể gần Trái đất.
Ban đầu, các nhà thiên văn học của Mỹ cho rằng, đó là vật thể thuộc giai đoạn 2 của tên lửa Falcon X của tỷ phú Elon Musk năm 2015. Thế nhưng, các nghiên cứu dữ liệu sau đó cho thấy, đó có thể là vật thể được gửi lên giai đoạn sau của tàu vũ trụ Thường Nga 5-T1 của Trung Quốc được phóng vào năm 2014, mặc dù giới chức Trung Quốc không đồng ý và cho rằng những vật thể được đưa lên ở giai đoạn sau của tên lửa đã cháy hết trong bầu khí quyển của Trái đất mấy năm trước rồi.
Ảnh chụp mới nhất từ tàu quỹ đạo Mặt trăng của NASA chụp được hình ảnh miệng núi lửa kép.
Tính đến nay, ít nhất có tới 47 xác tên lửa của NASA đã rơi xuống Mặt trăng, theo đại học Arizona, nhưng miệng núi lửa kép này là điều bất thường. NASA cho biết, không có xác tên lửa nào lại tác động tới Mặt trăng tới mức nơi này sinh ra hai miệng núi lửa.
Mặc dù các nhà khoa học không thể quan sát trực tiếp khoảnh khắc tên lửa rơi, nhưng các chuyên gia dự đoán rằng, vật thể phóng giai đoạn hai đã tác động lên bề mặt của Mặt trăng tại miệng núi lửa Hertsprung ở phía xa của Mặt trăng ngày 4/3. Các quan sát từ LRO cho thấy, hai vết lõm trên bề mặt Mặt trăng như miệng núi lửa, có thể đo được rộng tới 16-18m.
Các nhà khoa học vẫn đưa ra giải thiết về sự xuất hiện của miệng núi lửa kép này, trong đó có khả năng chúng được tạo thành từ mảnh vụn của tên lửa.
Động cơ tăng tốc của tàu vũ trụ Thường Nga 5-T1?
Do động cơ tăng tốc tên lửa có thể bị phân rã hoàn toàn, nhưng các nhà khoa học vẫn không chắc chắn rằng liệu việc điều tra những miệng núi lửa này sẽ cung cấp cho họ bất cứ đầu mối nào về nguồn gốc của vật thể này không.
Gray, nhà khoa học Mỹ tên tuổi dự đoán rằng, " rác thải" vũ trụ này có thể đã va vào Mặt trăng sau khi nó được phát hiện lao qua vũ trụ vào tháng 3 năm 2015.
Vật thể này, tạm được gọi là WE0913A, đã được kính viễn vọng chụp được khi nó lao vào Trái đất. Tuy nhiên, WE0913A không đi theo quỹ đạo Mặt trời, giống như một tiểu hành tinh, mà thay vào đó lại đi theo quỹ đạo Trái đất. Gray nghi ngờ rằng, vật thể này là nhân tạo. Sau khi nhận diện nhầm đó là mảnh rác của tên lửa Falcon 9 của SpaceX, Gray lại chuyển hướng dự đoán sang tàu vũ trụ Thường Nga 5-T1 của Trung Quốc được phóng vào tháng 10 năm 2014
Các quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phủ nhận rác vũ trụ này là của họ và khẳng định rằng, tàu vũ trụ Thường Nga 5 đã được đốt cháy hoàn toàn trong khi trở về Trái đất vào năm 2014. Thế nhưng, các chuyên gia Mỹ không chấp nhận lời giải thích từ phía Trung Quốc. Họ cho rằng, các quan chức Trung Quốc có thể đã xáo trộn tên lửa năm 2014 với tên lửa năm 2020 vì hai tên lửa này đều mang tàu vũ trụ thực hiện sứ mệnh lên Mặt trăng.
Ngày 1/3 vừa qua, đơn vị chỉ huy vũ trụ của Bộ quốc phòng Mỹ đã lần theo dấu vết của những rác thải vũ trụ ở quỹ đạo thấp của Trái đất và công bố rằng, tên lửa năm 2014 của Trung Quốc chưa bao giờ quay trở lại quỹ đạo.
Chính vì thế, các chuyên gia Mỹ tin rằng, những dữ liệu quỹ đạo của Mỹ phù hợp với quỹ đạo của tên lửa Trung Quốc. Họ ước tính rằng, tàu vũ trụ Thường Nga 5-T1 rơi sau 20 phút phóng lên Mặt trăng.
theo Tiền Phong