Tương tự nhưng khác với ngạn ngữ, còn có thành ngữ và ngụ ngôn. Nhưng hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về 4 câu ngạn ngữ thường gặp.
1. Lạnh, chớ dựa vào đèn; khốn khó, chớ dựa vào người thân
Con người sống ở đời thường rất coi trọng tình thân, nghĩa là những người có cùng quan hệ huyết thống với nhau thường sẽ tạo thành một thể. Tình cảm con người đôi khi có sức mạnh rất lớn, vì vậy mới có những câu tục ngữ như “tình người lớn hơn vương pháp”.
Tuy nhiên, để duy trì mối quan hệ thân tình này cũng cần có điều kiện, đó là điều kiện sống giữa những người thân thích với nhau là không thể quá chênh lệch. Cổ nhân khi nói về người thân, luôn chú ý đến nguyên tắc “môn đăng hộ đối”.
Là người thân, vốn nên đồng cam cộng khổ, nhưng trong một số trường hợp, đôi khi lý tưởng đó có thể bị thực tế phá vỡ.
Xưa có câu “Người nghèo dù ở thành thị náo nhiệt cũng không có ai hỏi, còn người giàu dù ở trong núi sâu cũng có họ hàng xa”. Một người đang gặp khó khăn thường sẽ bị người ta khinh rẻ. Do đó, trong trường hợp này, người thông minh sẽ chọn cách im lặng, không tạo thêm hỗn loạn cho người khác, cũng như không tạo thêm ấm ức cho chính mình.
“Lạnh, chớ dựa vào đèn; khốn khó, chớ dựa vào người thân”. Một ngọn đèn nhỏ như hạt đậu, không thể sưởi ấm được thân thể lạnh cóng trong đêm đông. Cũng tương tự như một người mà có người thân thích giàu có, thì cũng chỉ như ánh sáng nhỏ của ngọn đèn, không thể thỏa mãn được hết kỳ vọng của bạn.
“Lạnh, chớ dựa vào đèn; khốn khó, chớ dựa vào người thân”.
Vì vậy, tốt hơn hết là nên lặng lẽ tránh xa họ và giữ lại cho mình chút tự tôn của người nghèo. “Thà ăn cháo mà vui vẻ, còn hơn ăn cơm mà cau có”, “Người nghèo không dựa người giàu, mưa rơi không đọng chỗ cao” đều có ý nghĩa như vậy.
2. Về hưu không có tiền, lúc khó khăn chớ tìm người thân
“Về hưu không có tiền, lúc khó khăn chớ tìm người thân” ý của câu ngạn ngữ này rất giống với hàm ý của câu ngạn ngữ trước, đều là nói về con người cần biết quý trọng mình, và có lòng tự tôn. Đôi khi, “có phúc cùng hưởng, có nạn cùng chịu” thực ra chỉ là câu khẩu hiệu mà thôi.
Người ta đều nói “nhân vi ngôn khinh”, nghĩa là: người có tư cách thấp, lời nói sẽ không được coi trọng. Khi không có tiền, không có quyền lực thì đừng tìm kiếm sự cứu giúp, vì có tìm kiếm cũng chẳng được gì, không những không được đồng cảm mà còn khơi dậy sự phản cảm. Lộ mặt một lần mà cả đời bị chê trách, đây là một tổn thất không đáng.
Đều nói “trong hoạn nạn mới thấy chân tình”, những người thân, bạn bè thật lòng muốn quan tâm đến bạn, thì khi bạn gặp khó khăn, dù không chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ, họ cũng sẽ chủ động “giúp bạn khi hoạn nạn”. Kết thúc này là có hậu cho tất cả mọi người.
3. Trời không mưa cả tháng, người không nghèo cả đời
Nghèo không có gì đáng sợ, mà đáng sợ chính là mất đi ý chí. Người xưa từng có câu: “Nghèo chớ mất ý chí, giàu chớ có điên cuồng”. Cách tốt nhất để tôn trọng bản thân là thay đổi hiện trạng thông qua những nỗ lực của chính mình.
Trong tục ngữ ở vùng nông thôn cũng có câu rằng: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Mặc Tử cũng nói rằng “quan vô thường quý, dân vô chung tiện”, nghĩa là: một vị quan không nhất định cả đời làm quan, còn dân thường không nhất định phải nghèo hèn cả đời.
Nhìn chung những câu ngạn ngữ nổi tiếng mà người xưa để lại, đều đang nói với con người một triết lý rằng, không ai giàu có vĩnh viễn, cũng không ai nghèo đói vĩnh viễn.
Thực ra không sợ đường dài, chỉ sợ chí ngắn, không sợ núi cao, chỉ sợ chân yếu. Chỉ cần bạn nỗ lực, thành công sẽ không còn xa.
4. Lão nhân bất giảng cổ, hậu sinh hội thất phổ
“Cổ” dùng để chỉ những thứ ở thời cổ xưa và những thứ trong quá khứ. “Hậu sinh” dùng để chỉ thế hệ trẻ, những người trẻ tuổi. Còn “thất phổ” nghĩa là làm mất đi các tiêu chuẩn và nguyên tắc.
Cả câu trên tóm lại có nghĩa là: Nếu người già không kể những việc đã qua, thì người trẻ sẽ mất nguyên tắc khi hành xử.
Sự phát triển của loài người là không thể tách rời việc truyền dạy kinh nghiệm từ đời này sang đời khác.
Sự phát triển của loài người là không thể tách rời việc truyền dạy kinh nghiệm từ đời này sang đời khác. Ông bà ta truyền kinh nghiệm cho cha mẹ, rồi cha mẹ truyền kinh nghiệm cho chúng ta, nếu nhìn rộng ra thì có nghĩa là bao thế hệ đã đúc kết kinh nghiệm, và sau đó lại truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, để cho các thế hệ tương lai tránh đi đường vòng.
“Lão nhân bất giảng cổ, hậu sinh hội thất phổ” nói về tầm quan trọng và sức mạnh của những câu chuyện truyền miệng để làm gương trong giáo dục.