Chúng ta thường dành nhiều thời gian cho họp hành, nhận dự án mới từ xếp và phải làm thêm giờ. Và nếu chúng ta căng thẳng rời khỏi văn phòng thì nên uống vài ly với bạn bè và cuối tuần có một chuyến nghỉ ngơi.
Theo một cuộc khảo sát gần đây của Viện Tâm lý học ứng dụng (IFAP) tai Cologne, 81% trong số 4378 người đượ hỏi trả lời họ bị quá tải trong công việc – chủ yếu là do nhu cầu công việc và gia đình. Nhưng những căng thẳng này là do đánh giá tự bản thân mỗi người. Các tác giả volker Kitz và Manuel, trong cuốn sách mới của mình “I want to be like I'm complain” đã nêu ra các mẹo để hạn chế căng thẳng trong công việc:
Thứ nhất: Đánh giá đúng tầm quan trọng của buổi họp
Công việc chính trong công sở chính là họp hành: mọi người ngồi quanh một chiếc bàn và thảo luận các công việc, quyết định. Luôn đặt ra mục tiêu và chủ động trong cuộc họp
Thứ 2 : Nhận thức đúng các quy định của pháp luật về thời gian làm việc
Theo luật định thì người lao động không phải làm việc trung bình không quá 8 giờ một ngày. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt, người sử dụng lao động có thể yêu cầu nhân viên làm thêm giờ như trường hợp nguyên liệu, thực phẩm dễ hỏng, kết quả công việc bị đe dọa. Tuy nhiên tổng số giờ làm việc không quá 48 tiếng/ tuần. Chủ lao động nếu vi phạm quy định này sẽ bị phạt tiền lên đến 15 000 euro. Nếu vi phạm nhiều lần có thể bị phạt tù. Vì vậy mỗi nhân viên phải nắm rõ quy định này để bảo vệ quyền lợi của mình.
Thứ 3. Chú trọng vào công việc tưởng như bình thường nhất
Những người làm tốt những công việc tưởng chừng không quan trọng lại là những người quan trọng trong tổ chức. Những ông chủ luôn bận rộn với những dự án mới, với mục tiêu hàng năm, giúp công ty phát triển. Những nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên lễ tân giúp ông chủ mình làm tốt các công việc hàng ngày như chăm sóc khách hàng hay chuẩn bị các cuộc họp.
Thứ 4: Biết cách nghỉ ngơi đúng lúc
Để mang lại hiệu quả trong công việc cần thời gian dài. Không ai thích nhân viên của mình luôn đến trễ và ra về sớm trong các cuộc họp vì bất cứ lý do gì. Vì vậy mỗi nhân viên phải luôn đặt công việc của mình trong tầm kiểm soát, tránh quá tải và tự gây áp lực cho bản thân.
Thứ 5: Quên đi sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc
Hiệu quả công việc, căng thẳng, cảm giác khó khăn chi phối cuộc sống làm việc của chúng ta. Nhưng đó không phải là tất cả và phải được đặt trong sự cân bằng. Hơn hai giờ làm việc phải được bù đắp bằng hai giờ nghỉ ngơi. Làm sao có thể thực hiện điều đó khi quỹ thời gian bị hạn chế? “ Cân bằng giữa cuộc sống và công việc chỉ là điều trong sách vở và không thể thực hiện”
Thứ 6: Không tạo áp lực cho bản thân
Không chỉ trong công việc, trong cuộc sống cũng nên thiết lập các mục tiêu trong năm và luôn nâng cao hiệu suất làm việc. Cá nhân luôn phát triển về sở thích, trí tuệ, các mối quan hệ bạn bè…Vì vậy hãy thưởng thức những ngày “bình thường”, sở thích “bình thường”, bạn bè “bình thường”, làm những điều “bình thường” bạn sẽ không có stress.
Thứ 7: Tự tạo ra niềm vui trong cuộc sống
Facebook là công cụ hữu hiệu nếu bạn muốn chia sẻ với những người gần gũi. Liệt kê ra những tình huống làm bạn bất an, phân tâm trong cuộc sống. Ngoài ra kiểm tra xem những điều gì khiến bạn buồn chán và căng thẳng. Từ đó trong cuộc sống nên tránh những điều này.
Theo Bild.