Một hôm khi đang nói chuyện với bạn bên vỉa hè thì bất chợt tôi nghe được cuộc nói chuyện của hai mẹ con, lời dạy của người mẹ đối với đứa trẻ đã để lại cho tôi một ấn tượng sâu sắc về bài học dạy trẻ làm người.
Hôm nay tôi xin phép được chia sẻ cho mọi người và hy vọng qua đây các bậc cha mẹ sẽ tự học hỏi được một phương cách dạy con thật hiệu quả
Bé mếu máo khi nhận ra lỗi sai. Ảnh minh họa (Internet)
“Người mẹ nói lớn giọng: “Con uống hết sữa chua mẹ mua rồi à, lại còn oan ức nữa sao?”
Cô bé nhìn mẹ với hai mắt ngấn lệ thốt lên:
“Dạ, con đâu có uống đâu, oan ức quá!”
Rồi cô dịu dọng hỏi con:
“Vậy bây giờ con lấy trộm hết giấy vệ sinh trong toa lét của nhà hàng McDonald, nếu quản lý biết thì sẽ nghĩ cô lao công ăn trộm và trách mắng cô ấy, không chừng còn bị trừ tiền lương.
Cô ấy có oan ức không?”
Cô bé với hai má ửng hồng không dám nhìn vào mắt mẹ nói:
“Dạ, oan ức ạ!”
Sau đó, người mẹ làm động tác ảo thuật lấy từ sau lưng ra một lọ sữa chua và nói:
“Mẹ mắng con vì con uống hết sữa chua là mẹ có lỗi, mẹ xin lỗi, mẹ lại mua một lọ nữa đền con đây. Nhưng cô phục vụ của nhà hàng bị oan ức thì phải làm sao?”
Cô bé mân mê vạt áo rồi ngượng ngùng nói với mẹ:
“Mẹ ơi, con cũng không biết phải làm như thế nào bây giờ.”
Nghe xong, người mẹ nói với con bằng giọng khích lệ:
“Mẹ tin tưởng con có thể nghĩ ra cách, con thử nghĩ một chút xem?”
Đứa trẻ suy nghĩ thật lâu rồi nói:
“Mẹ, con nghĩ sẽ đền cho cô tạp vụ một ít kẹo que mà con thích ăn nhất, được không mẹ?”
Người mẹ nhìn con thoáng một chút do dự, cô biết rằng đây không phải là cách xin lỗi tốt nhất, nhưng vì để khích lệ con học cách xin lỗi, người mẹ đã dẫn con đến cửa hàng gần đó và mua một túi kẹo.
Người mẹ dặn dò:
“Được rồi, mẹ sẽ chờ con ở bên ngoài, nếu đền kẹo que mà không được chấp nhận thì mẹ sẽ giúp con bồi thường tiền. Cố gắng lên con!”…“
Ảnh minh họa (internet)
Cuộc trò chuyện của hai mẹ con đầu tiên khiến tôi thực sự khó hiểu khi người mẹ nói lên vấn đề về hộp sữa chua.
Hóa ra đó là tình huống mà người mẹ đặt ra để so sánh, từ đó mà dẫn ra lầm lỗi của con mình. Câu chuyện của hai mẹ con họ khiến tôi cảm thấy rất tò mò nên tôi đã đi theo họ đến nhà hàng McDonald.
Lúc đó là vào thời điểm phục vụ bữa tối, tiệm ăn nhanh McDonald rất đông khách, nhân viên phục vụ quá bận rộn, âm thanh non nớt của cô bé dường như bị nuốt chửng giữa đám đông. Nhìn túi kẹo trên tay, cô bé lo lắng và khóc lớn.
Mẹ cô bé nhìn con qua cửa kính mà không có ý định giúp đỡ.
Có lẽ, quan điểm giáo dục của người mẹ này là muốn con trẻ học cách chịu trách nhiệm về sai lầm của chúng.
Không biết làm thế nào để gây sự chú ý, cô bé đã đứng một chỗ và khóc lớn khiến cho nhân viên quản lý nhà hàng giật mình sửng sốt.
Nhân viên quản lý nhà hàng tiến lại gần đứa trẻ và nhẹ nhàng hỏi:
“Cháu bé, có chuyện gì xảy ra vậy?”
Cô bé vừa khóc vừa trình bày:
“Chú à, cháu đã lấy hết giấy trong nhà vệ sinh và bỏ vào túi của mình ạ.”
Bé mở túi của mình ra cho người quản lý xem, đúng là một túi đầy khăn giấy. Quản lý cửa hàng vô cùng kinh ngạc nhưng chưa biết phải xử lý thế nào.
Rồi cô bé nói tiếp:
“Giờ cháu biết mình sai rồi ạ, xin đừng trách mắng cô tạp vụ, cô ấy bị oan. Cháu nhờ mẹ mua một túi kẹo que, món ăn cháu thích nhất, có thể làm quà tặng xin lỗi được không ạ? Mẹ cháu nói, nếu chú không đồng ý thì mẹ cháu có thể bồi thường tiền ạ.”
Quản lý cửa hàng nhìn người phụ nữ đứng bên ngoài cửa và hiểu ra mọi chuyện. Anh cúi xuống nói:
“Được, chú chấp nhận lời xin lỗi và cũng tha thứ cho lỗi lầm của cháu. Nhưng lần sau, cháu không được lấy nhiều khăn giấy như vậy nữa nhé.”
Cô bé như trút bỏ được gánh nặng và nói: “Cháu cảm ơn chú!”
Sau đó, bé nở nụ cười thỏa mãn và chạy đi tìm mẹ, cô bé kể:
“Mẹ ơi, con sẽ chi tiền mua gói kẹo que này …”
Thành công của con cái quyết định phần nhiều bởi sự giáo dục của cha mẹ.
Trong quá trình phát triển, trẻ em sẽ gặp nhiều vấn đề khác nhau, rất có thể do thiếu hiểu biết, chúng sẽ làm ra những điều khiến người khác cảm thấy khó hiểu. Do đó, cha mẹ sẽ là người thầy tốt nhất giúp con đi đúng hướng.
Khi trẻ thực hiện việc gì đó sai trái, nhiều bậc cha mẹ chỉ biết trách mắng con cái và nhắc nhở chúng lần sau không làm như thế nữa. Họ không dám để cho trẻ gánh chịu trách nhiệm với những sai lầm chúng gây ra. Nhưng chính việc để trẻ chịu trách nhiệm trước những sai trái sẽ giúp chúng hình thành và phát triển nhân cách đạo đức tốt hơn.
Tình huống của người mẹ này là một ví dụ rất tốt trong việc dạy trẻ tập chịu trách nhiệm trước những việc làm sai.
Đầu tiên là giúp con hiểu được việc làm sai của chúng, khích lệ con tìm cách đền bù do sai lầm gây ra, sau đó mới đến việc để trẻ tự đi chịu trách nhiệm.
Khi học bài học này, trẻ sẽ từ bỏ thói quen xấu ăn cắp vặt, ngoài ra chúng cũng hiểu được việc chịu trách nhiệm về những gì mình làm, qua đó học lấy cách tiếp xúc với người lạ.
Thật là bài học giáo dục trẻ tuyệt vời!
Đừng một mực trách mắng trẻ khi chúng phạm lỗi.
Hãy giúp trẻ học hỏi từ những sai lầm để lần sau chúng không tái phạm. Người mẹ này không chỉ để trẻ tự nghĩ cách giải quyết vấn đề mà còn để chúng tự đi thực hiện.
Ngày nay, cha mẹ thường hay bảo vệ con cái, việc làm này vô tình khiến cho trẻ mất đi lòng can đảm đối diện với khó khăn trở ngại và mất đi kỹ năng giải quyết vấn đề một cách độc lập.
Tôi tin rằng, sau khi đứa trẻ này trưởng thành, em sẽ biết cảm ơn sự rèn luyện của mẹ mình.
Nguồn: San San - Đại Kỷ Nguyên