Câu trả lời khác nhau cho thấy cách giáo dục khác nhau, cách giáo dục khác nhau quyết định số phận khác nhau.
 

Một cậu bé người Mỹ hỏi người cha giàu có của mình: ‘Nhà chúng ta có tiền không cha?’
Người cha trả lời: ‘Cha có tiền nhưng con không có. Tiền của cha là tự mình cố gắng phấn đấu mới có, tương lai con có thể có tiền bằng cố gắng của mình.’

Cậu bé người Việt Nam hỏi người cha giàu có của mình: ‘Nhà chúng ta có tiền không?’ 
Người cha trả lời: ‘Nhà chúng ta có rất nhiều tiền, tương lai sẽ đều là tiền của con.’

Con hỏi cha, chúng ta có tiền không? Cha trả lời con khiến nhiều người thấm thía - 0

Nguồn: Ảnh Zing

Cậu bé người Mỹ nghe xong cha mình nói biết được một số thông tin sau:

1. Cha của mình có nhiều tiền nhưng đó là tiền của cha.

2. Số tiền đó là do cha cố gắng mới có được.

3. Nếu muốn có tiền, mình cũng phải cố gắng làm việc.

Có được những thông tin này, đứa trẻ sẽ cố gắng phấn đấu và đi trên chính đôi chân của mình, tương lai sẽ có nhiều hy vọng.

Nó cũng muốn thông qua sự cố gắng của mình mà đạt được giàu có. Quan trọng hơn đó là tài sản tinh thần sẽ mang lại lợi ích cả đời cho trẻ.

Cậu bé người Việt Nam nghe xong lời cha mình nói nhận được một số thông tin là:

1. Cha tôi rất giàu có, gia đình mình có rất nhiều tiền.

2. Tiền của cha là tiền của tôi.

3. Tôi không cần cố gắng cũng đã có rất nhiều tiền rồi.

Do đó, đứa trẻ này lớn lên sẽ thừa kế tài sản của cha mình, sẽ không biết cố gắng và quý trọng đồng tiền.

Người xưa có câu: “Giàu không quá ba đời”. 

Người cha Việt Nam chỉ truyền lại cho con mình của cải vật chất mà không phải là tài sản tinh thần, mà giàu có vật chất lại là một “con dao hai lưỡi.”

Câu trả lời khác nhau cho thấy cách giáo dục khác nhau, cách giáo dục khác nhau quyết định số phận khác nhau.

Rõ ràng, câu trả lời của người cha Mỹ có thể giúp trẻ con hình thành khái niệm chính xác về sự giàu có và cách nhìn cuộc sống, khiến con có khả năng tự lập và phát triển tài năng.

Còn câu trả lời của người cha Việt chỉ có thể biến đứa trẻ thành một người mềm yếu, bất tài và ăn bám.

Đừng quá nuông chiều con cái, điều này thực sự là làm “tổn thương” chúng.

Cha mẹ yêu thương, hy sinh tất cả vì con nhưng nuông chiều chúng chỉ có thể khiến đứa trẻ không biết cố gắng, không biết báo đáp.

Với tư cách là cha mẹ, phải học được cách buông tay, để cho trẻ biết gánh vác trách nhiệm và nghĩa vụ với gia đình, từ đó mà trưởng thành.

Nghĩ đến việc cung cấp tất cả những thứ tốt nhất cho con không bằng trau dồi khả năng của con để theo đuổi những thứ tốt nhất.

Dạy con làm thế nào để trở thành một người giàu có mà không phải cung cấp tiền cho con.

Bạn nên nói với con mình:

 “Con à, con sẽ được giàu có. Hãy sử dụng kiến thức của mình để kiếm được nhiều của cải hơn, thông qua quản lý tài sản mà sáng tạo ra tương lai của chính mình, tiền của ta đối với con không quan trọng.”

Vì vậy, khi trẻ con hỏi những câu hỏi tương tự, chúng ta nên trả lời giống người cha Mỹ, nói cho chúng biết:

 “Ta có tiền, con không có. Ta cũng không nợ con gì cả. Do đó, con phải dựa vào chính mình, cố gắng vì ước mơ của mình. Không phải là không có việc gì làm, ngồi mát ăn bát vàng?”

Như vậy, đứa trẻ sẽ biết tự lập, tương lai có nhiều hy vọng.

Bạn không chỉ truyền cho con của cải vật chất, quan trọng hơn đó là tài sản tinh thần, tài sản tinh thần sẽ mang lại lợi ích suốt đời cho con.

Nguồn: Huy Hoàng -Đại Kỷ Nguyên




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC