Là bậc cha mẹ, chúng ta cần phải ghi nhớ: Thay vì để lại vô số tài sản cho con, chi bằng giúp con hình hành thói quen tốt từ lúc nhỏ.

 

Lúc nhỏ từng nghe một câu chuyện như sau: Có ba người cha thường xuyên đến chùa cầu nguyện cho con trai, ngày tháng lâu dài làm cảm động Bồ Tát. 

Có một ngày họ được Bồ Tát mời đi cùng một lúc, cho phép họ mỗi người chọn một món trong vô số báu vật, mang về tặng cho con trai.

Dạy trẻ 7 thói quen tốt này, còn hơn cho chúng cả núi vàng núi bạc - 0

  • Người cha thứ nhất chọn một cái chén bạc có đính đá quý,
  • Người cha thứ hai chọn một chiếc xe ngựa phủ toàn vàng ròng,
  • Người cha thứ ba chọn một cung tên làm bằng sắt.
  • Người con trai có được chén bạc ngày ngày đắm chìm ăm uống,
  • Người con trai có được xe ngựa vàng thích đi khoe khoang khắp phố,
  • Người con trai có được cung tên suốt ngày săn bắn trong núi.

Nhiều năm sau, ba người cha qua đời.

Dạy trẻ 7 thói quen tốt này, còn hơn cho chúng cả núi vàng núi bạc - 1Đây chính là 3 món đồ vật mà 3 người cha chọn lấy cho con mình.

Người con trai thích ăn uống thì miệng ăn núi lở, tháo đá quý đính trên chén xuống đem bán, cuối cùng không thể dùng bưng chén đi xin ăn.

Người con trai thích khoe khoang mỗi ngày đều cậy vàng trên xe ngựa, đem đổi lấy lương thực sống vất vả qua ngày.

Người con trai biết săn bắn luyện được công phu săn bắn giỏi, thường xuyên vác con mồi trở về, cả nhà có cái ăn cái mặc.

Ngụ ý của câu chuyện nhân gian này tuy đơn giản mà sâu sắc: Làm cha mẹ, nếu như chúng ta để lại cho con cái chỉ có một số tài sản có tính tiêu hao, thì không thể bền vững, chỉ có để lại cho con cái một số tài sản có tính sinh sản, tính sáng tạo, mới thực sự là có trách nhiệm với chúng.

Vậy cho đến ngày nay, cái gì là món quà mà chúng ta có thể ban tặng cho con cái, có thể bảo vệ hạnh phúc sức khỏe cả đời của chúng?

Món quà thứ nhất: Làm việc có kế hoạch.

Làm việc có kế hoạch mới có thể giành được sự tín nhiệm, không đến nổi phải mất gà mới lo làm chuồng.

Có một số học sinh mỗi lần sắp đến ngày thi đều rối rắm hỗn loạn, lúc làm bài tập lo nghĩ phân vân, buổi sáng thức dậy đi học thường không tìm thấy tất, tiền tiêu vặt chưa tiêu đến cuối tháng đã không còn đồng nào…

Khi con cái có tật xấu trong phương diện này, cha mẹ nhất định phải dạy cho chúng biết tính quan trọng của kế hoạch.

Đừng ngại để con bạn trước lúc đi ngủ chuẩn bị lịch trình của ngày hôm sau, cho con bạn chép vào giấy ghi việc (giấy note) để dễ thực hiện. Nuôi dưỡng được thói quen tốt này, con bạn chắc chắn được nhận lợi ích cả đời!

Món quà thứ hai: Nói đạo lý, tốt với người khác.

Mọi người đều bằng lòng đối diện với một khuôn mặt tươi cười.

Người luôn mỉm cười với người khác, đều là chân thành tốt bụng, khoan dung độ lượng, họ đi đến đâu cũng đều được chào đón.

Ba mẹ nên dạy con cái nói chuyện lễ phép, ví dụ như trong những câu nói sinh hoạt thường ngày hay nói: “Xin chào”, “cám ơn”, “xin lỗi”, khi thỉnh cầu người khác giúp đỡ phải dùng mẫu câu: “Bạn làm ơn giúp tôi… được không?”, ngày thường thường quan tâm đến người khác…

Lâu ngày rồi, đứa con sẽ thu hoạch được tài sản cuộc đời còn có ý nghĩa hơn là sự lễ phép.

Dạy trẻ 7 thói quen tốt này, còn hơn cho chúng cả núi vàng núi bạc - 2

Có một câu chuyện như sau:

Có một đứa trẻ mỗi ngày đi học, đều chủ động chào hỏi ông lão gác cổng.

Những đứa trẻ khác không có hành vi như vậy, điều này làm ông lão có ấn tượng sâu sắc với cậu bé. Có một hôm tiếng chuông vào lớp vang lên, ông lão không đợi được cậu bé đó, tự nhiên thấy có chút lo lắng.

Chính ngay lúc ông lão đi ra ngoài đầu đường nhìn ngó, đúng lúc nhìn thấy một người đàn ông đang lôi kéo giằng co cậu bé đó, muốn kéo cậu ấy vào trong xe ô tô.

Ông lão vội vàng xông tới đó, chế ngự hành vi của kẻ xấu đó, giải cứu được cậu bé. Có thể tưởng tượng được, chính vì hành vi lễ phép của đứa bé ngày thường đối với ông lão, mới giữ được mạng sống của nó.

Món quà thứ ba: Chuyện của mình thì mình tự làm.

Rất nhiều cha mẹ sợ nếu giao việc cho con làm, con mình sẽ làm hỏng, nhưng có ai lần đầu tiên làm việc gì mà không mơ mơ màng màng chứ?

Cho chúng thêm một số cơ hội làm thử, rồi từ từ, bạn sẽ phát hiện khả năng của con bạn vượt quá tưởng tượng của bạn. Xin để con nuôi dưỡng thói quen tốt “chuyện của mình thì mình tự làm”.

Trước khi con cái học được cách tự xử lý, điều cha mẹ phải làm là buông tay.

Đặc biệt là sau khi con bạn vào tiểu học rồi, vấn đề thức dậy, xếp chăn, dọn dẹp phòng ngủ, sắp xếp cặp sách..... những chuyện này không cần làm hết cho con nữa.

Ba mẹ có thể tổ chức một “nghi thức nhỏ” cho con, để chúc mừng sự trưởng thành của con, sau đó nhắc nhở con là: “Bây giờ con đã vào tiểu học, đã là một người lớn nhỏ tuổi, sau này chuyện của con thì phải tự mình làm, ba mẹ tin chắc con có thể làm tốt”.

Món quà thứ tư: Không được lấy đồ của người khác.

Giúp con thiết lập ý thức về vật quyền, phân rõ ranh giới giữa mình và người khác.

Nói với con: 

“Đồ của mình có thể tự mình chi phối, nhưng đồ của người khác thì không được lấy. Nếu như muốn lấy đồ của người khác, nhất định phải trưng cầu sự đồng ý của người khác, không được lén lúc lấy đi, cũng không được cướp trắng trợn.”

Có một số đứa trẻ sẽ lén lúc lấy tiền của người lớn đi mua đồ ăn, nhìn thấy đồ chơi của bạn học khác, có thể đứa trẻ sẽ “thuận tay” mang về nhà.

Đây chính là do đứa trẻ không có ý thức về vật quyền gây ra, ba mẹ phải gánh vác trách nhiệm thay con mình.

Khi đứa trẻ thích lấy đồ của người khác, đừng dễ dàng nhận định đứa trẻ là kẻ trộm, trước tiên xin hãy giúp nó phân biệt rõ ràng: Vật là của cá nhân hay là của công cộng.

Đối với vật của cá nhân, không được tùy tiện chạm vào, đối với vật công cộng, lấy ở đâu thì đều phải bỏ lại ở đó, người nào lấy trước thì người đó dùng trước, người đến sau phải biết chờ đợi.

(Vật quyền:

Đây là một thuật ngữ pháp luật được hình thành từ rất lâu trên các nước thế giới, nhưng vẫn còn mới lạ với Việt Nam, mỗi nước có mỗi quy định pháp luật về vật quyền khác nhau.

Khái niệm tổng quát thì vật quyền tức là người sở hữu vật có quyền trực tiếp chi phối cụ thể đối với vật sở hữu đó, và có quyền hưởng thụ hoặc hưởng lợi độc quyền từ vật đó.)

Món quà thứ năm: Tuân thủ thời gian.

Dạy trẻ 7 thói quen tốt này, còn hơn cho chúng cả núi vàng núi bạc - 3

Sắp xếp sinh hoạt một cách hợp lý, nghỉ ngơi đúng quy luật có thể tăng cường tính thứ tự cho đứa con, xây dựng quan niệm thời gian, nâng cao hiệu suất làm việc.

Nhưng để con học được cách đúng giờ, không phải là một chuyện dễ dàng.

Trong lúc cha mẹ lấy mình làm gương ra, còn có thể thử giao quyền chủ động vào trong tay con: “10 phút sau tắt tivi đi làm bài tập”, “ngủ thêm 20 phút nữa là phải thức dậy rồi”.

Dần dần, đứa con sẽ không vì lười biếng mà bịa ra mọi cái cớ nữa.

Món quà thứ sáu: Giữ gìn một trái tim khiêm tốn.

Học cách phát hiện ra ưu điểm của người khác, học hỏi từ họ. Nói với con bạn: “Mỗi người đều có điểm tỏa sáng của riêng mình, chúng ta phải từ trong điểm tỏa sáng của người khác mà suy nghĩ, xem bản thân có phải cũng làm được như vậy không?” 

Lúc này, giữ gìn một trái tim khiêm tốn là vô cùng cần thiết.

Từng có một cậu bé không dám giơ tay lên trả lời câu hỏi, nhưng bàn cùng bạn lại dũng cảm phát ngôn, đồng thời nhận được lời khen của thầy giáo.

Cậu bé nghe lời mẹ mình đi thỉnh giáo “bí quyết” của bạn cùng bàn, bạn cùng bàn hào phóng nói với cậu bé: “Dù sao có nói sai cũng không sao mà, thầy giáo sẽ không trách chúng ta đâu”.

Chính là câu nói này đã mở được lòng cậu bé, rồi từ từ, cậu bé này cũng chủ động trả lời câu hỏi như bạn cùng bạn, cũng chính nhờ sự cố gắng này, thành tích của cậu bé được nâng cao, tính cách cũng càng lúc càng cởi mở hơn.

Dạy trẻ 7 thói quen tốt này, còn hơn cho chúng cả núi vàng núi bạc - 4

Món quà thứ bảy: Tự kiểm điểm bản thân trong lỗi lầm.

Đứa con trong cuộc sống làm sai chuyện, trong học tập làm đáp sai đề là chuyện thường gặp, làm sao để không có lần sau nữa? điều này cần đứa con có thể tự kiểm điểm bản thân trong lỗi lầm, từ đó hoàn toàn thay đổi tốt hơn.

Khi đứa con làm sai chuyện, xin cha mẹ đừng có chỉ lo trách mắng con, hãy thử hỏi ngược lại như sau: “Con có biết mình sai ở đâu không hả?”, đợi con trả lời xong, nghiêm túc hứa hẹn với con: “Vậy lần sau chúng ta nhớ kỹ bài học này, không được tái phạm nữa được không?”.

Đối với việc học tập cũng vậy, đứa trẻ biết tự kiểm điểm có thể kịp thời tổng kết, tìm ra lỗi để sửa lại, giảm bớt xác suất phạm lỗi lần nữa.

Nhìn theo hướng lâu dài, điều này có thể “chắp vá” lỗ hỏng kiến thức, mang đến nền tãng vững chắc có khoa học cho đứa con.

Là bậc cha mẹ, chúng ta cần phải ghi nhớ:

Thay vì để lại vô số tài sản cho con, chi bằng giúp con hình hành thói quen tốt từ lúc nhỏ.

Có thêm một thói quen tốt, con sẽ có thêm một phần tự tin, có thêm một thói quen tốt, con sẽ có thêm một chút cơ hội thành công, có thêm một thói quen tốt, con sẽ có thêm một khả năng hưởng thụ cuộc đời tốt đẹp.

Nguồn: Châu Yến
Đại Kỷ Nguyên




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC