Từ trước đến nay, người Nhật luôn nổi tiếng với tính tự lập và kỉ luật. Nhưng không phải ai cũng biết để có được điều đó, các ông bố bà mẹ Nhật Bản đã dạy con theo 4 nguyên tắc này từ khi lọt lòng.

1. Dạy con tự lập từ khi còn nhỏ

Có một thực tế khá dễ thấy là trong khi nhiều bố mẹ Việt thường phải năn nỉ, đút cho con ăn thì các bé 2 - 3 tuổi ở Nhật đã có thể tự mình làm một số công việc thường nhật. Chẳng hạn như vệ sinh cá nhân, ăn uống, gấp chăn màn, dọn đồ chơi sau khi chơi,...

42 1 4 Nguyen Tac Day Con Ne Nep Nhu Nguoi Nhat Ma Bo Me Can Nho

Có được điều này là bởi các bậc phụ huynh Nhật Bản hiểu rằng tự lập là một đức tính mà con cần được rèn giũa từ nhỏ. Càng là những công việc cần thiết mà con phải làm mỗi ngày thì con lại càng cần biết làm từ sớm.

Vì vậy mà đến khi đến tuổi đi học, các em bé ở Nhật có thể tự đi đến trường mà không cần bố mẹ đưa đón. Dần dần, đến khi lớn lên, các con cũng biết cách tự giải quyết các vấn đề của mình mà ít khi phải nhờ vả người khác.

2. Khi con khóc, tuyệt đối không dỗ dành

42 2 4 Nguyen Tac Day Con Ne Nep Nhu Nguoi Nhat Ma Bo Me Can Nho

(Ảnh minh họa)

Nhiều ông bố bà mẹ Việt mỗi khi thấy con khóc là ngay lập tức sẽ dỗ dành và cho con mọi thứ để con có thể nín khóc. Chính hành động này của bố mẹ đã tạo tiền lệ cho thói mè nheo và hay đòi hỏi của trẻ. Cứ như thế, mỗi lần muốn có được cái gì đó, trẻ sẽ lại gào khóc ầm ĩ để được bố mẹ đáp ứng nhu cầu.

Trong khi đó, với bố mẹ Nhật, con khóc lóc ăn vạ đến mấy cũng chẳng ăn thua bởi họ sẽ không bao giờ xuống nước và chiều theo ý con. Họ sẵn sàng sử dụng chính sách "không nghe, không nhìn, không thấy" để con muốn khóc đến lúc nào thì tùy. Bằng cách này, con sẽ nhận ra rằng, cách này sẽ không hiệu quả và không lặp lại sau này nữa.

3. Dạy con ở chỗ riêng tư

Nhiều phụ huynh mắc một sai lầm phổ biến là khi con phạm lỗi sẽ ngay lập tức sẽ quát tháo, nạt nộ bất kể đang ở đâu, đang trong hoàn cảnh như thế nào. Họ nghĩ rằng phải mắng ngay, phạt ngay thì con mới nhớ nhưng thực tế thì điều này ảnh hưởng không hề tốt đến sự phát triển tâm lý của trẻ, cụ thể là trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ.

Ngược lại, người Nhật thường chọn dạy con ở nơi riêng tư, yên tĩnh. Nghe thì có vẻ không có gì đặc biệt nhưng cách này vô cùng hiệu quả bởi bố mẹ không chỉ giữ thể diện cho con mà còn cho chính mình. Mặt khác, việc dạy con ở nơi kín đáo và ít tác động bên ngoài sẽ giúp bé tập trung và dễ nhận ra lỗi sai của mình hơn.

4. Tính kỉ luật được dạy càng sớm càng tốt

42 3 4 Nguyen Tac Day Con Ne Nep Nhu Nguoi Nhat Ma Bo Me Can Nho

(Ảnh minh họa)

Kỉ luật chính là một đức tính hàng đầu của mỗi người Nhật. Vì vậy mà ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em Nhật Bản đã được dạy dỗ kĩ càng về tính kỉ luật ở nhà cũng như ở trường lớp và ở nơi công cộng.

Những tình cảnh như đi làm muộn, chen lấn, cư xử thiếu văn hóa dường như không hề tồn tại trong suy nghĩ của mỗi người Nhật. Các quy tắc, chuẩn mực ứng xử được quy định rõ ràng trong mọi hoàn cảnh. Các bé sẽ được dạy và thực hiện lặp đi lặp lại các thói quen tốt cho đến khi nó trở thành điều không thể quên.

 

Nguồn: EVA.vn




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC