Ở Nhật, trường học được coi là bước đệm quan trọng trong cuộc đời, đó là lý do tại sao ở đó có 210 ngày học (so với ở Mỹ chỉ có 180 ngày). Mặc dù Có nhiều điểm tương đồng giữa hệ thống giáo dục Nhật Bản và các ở các nước khác trên thế giới. Nhưng ở Nhật Bản giáo dục hướng đến sự bảo đảm phát triển hài hòa của trẻ em về mọi mặt từ trái tim, trí tuệ, tình cảm, tinh thần, thái độ, hệ thống giá trị, nhân văn… khiến hệ thống này trở thành một trong những hệ thống hiệu quả nhất trên thế giới.
Cha mẹ có thể học hỏi cách giáo dục tại các trường học ở Nhật Bản để áp dụng phù hợp vào việc dạy con cái trong gia đình, tạo nên những thế hệ kế tiếp năng động, hiểu biết, giàu tình cảm và có khả năng thích nghi tốt với cuộc sống.
Những đặc điểm nổi bật và khác biệt trong giáo dục của Nhật Bản:
1. Cho đến khi lên lớp 4, trẻ em Nhật Bản không tham gia các kỳ thi
Nghe có vẻ kỳ quặc nhưng các trường học Nhật Bản đặt cách cư xử trước kiến thức. Mục tiêu của họ trong 3 năm đầu là phát triển tính cách của trẻ và thiết lập cách cư xử tốt chứ không phải đánh giá kiến thức của chúng. Chúng học cách rộng lượng, đồng cảm và nhân ái. Chúng cũng được dạy để tôn trọng người khác và phát triển một mối quan hệ nhẹ nhàng với thiên nhiên và động vật.
2. Trẻ em tự dọn dẹp trường học
Trong khi các trường học ở các nước khác trên thế giới sử dụng nhân viên vệ sinh và người trông coi để giữ cho trường học gọn gàng, thì điều đó không xảy ra ở Nhật Bản. Ở đó, học sinh phải chịu trách nhiệm về sự sạch sẽ của lớp học, nhà ăn và thậm chí cả nhà vệ sinh.
Hệ thống giáo dục Nhật Bản tin rằng việc dọn dẹp cùng nhau dạy học sinh biết giúp đỡ lẫn nhau và làm việc theo nhóm. Và bằng cách dành thời gian lau bàn, quét và lau sàn, học sinh học cách tôn trọng công việc của mình và công việc của người khác.
3. Học sinh dùng bữa trong lớp cùng với giáo viên của mình
Ở các quốc gia khác, việc nhìn thấy một giáo viên dùng bữa cùng với học sinh của họ có thể là điều khó hiểu, nhưng ở Nhật Bản quy tắc này được coi là hữu ích trong việc xây dựng mối quan hệ tích cực giữa học sinh và giáo viên. Trẻ đi học nhưng vẫn được cảm nhận không khí gia đình ở trường.
Ngoài ra, hệ thống giáo dục Nhật Bản đảm bảo học sinh được ăn những bữa ăn cân bằng và lành mạnh.
4. Tham dự các hội thảo sau giờ học
Các hội thảo sau giờ học hoặc các trường dự bị rất phổ biến ở Nhật Bản. Ở đó, học sinh có thể học thêm những điều mới ngoài 6 giờ học trong ngày. Các lớp học được tổ chức vào buổi tối và hầu hết học sinh Nhật Bản đều tham gia học để có thể học tốt. Không giống như nhiều học sinh trên khắp thế giới, người Nhật học ngay cả trong những ngày cuối tuần và ngày lễ.
5. Ngoài các môn học khác, học sinh học thơ và thư pháp Nhật Bản
Thư pháp Nhật Bản, còn được gọi là Shodo là một hình thức nghệ thuật trong đó mọi người viết các ký tự kanji có nghĩa (các ký tự Trung Quốc được sử dụng trong hệ thống chữ viết của Nhật Bản) một cách biểu đạt và sáng tạo.
Mặt khác, Haiku là một hình thức thơ trong đó những cụm từ đơn giản được sử dụng để truyền tải những cảm xúc sâu sắc đến người đọc, thể loại thơ này được coi là có tác dụng trí tuệ, trị liệu và thẩm mỹ. Cả hai thể loại này đều dạy trẻ em biết tôn trọng truyền thống lâu đời và đánh giá cao văn hóa của người Nhật Bản.
6. Hầu như học sinh nào cũng phải mặc đồng phục học sinh
Chính sách đồng phục ở hầu hết các trường trung học cơ sở ở Nhật Bản nhằm xóa bỏ các rào cản và giúp thúc đẩy ý thức cộng đồng, gia đình và sự đoàn kết giữa các học sinh. Quy định về trang phục cho phép học sinh tập trung vào việc học tập và phát triển và cũng khuyến khích trẻ em theo đuổi sự thể hiện bản thân thông qua các phương pháp khác ngoài quần áo.
7. Các trường học Nhật Bản sử dụng màu vẽ không tên
Màu vẽ không tên thay thế các tên màu quen thuộc bằng cách mô tả trực quan chỉ các màu cơ bản: đỏ tươi, vàng và lục lam… Để tạo thêm các sắc thái cam, lục hoặc lam. Hệ thống ghi nhãn trực quan cũng dựa vào tỷ lệ, minh họa ít nhiều màu khác nhau.
Các phương trình trên màu vẽ giúp trẻ em hiểu một số khái niệm cơ bản về lý thuyết màu sắc và dạy trẻ cách kết hợp và tạo ra màu sắc mới một cách thú vị.
Theo Mộc - VietNamNet