Trước khi bắt đầu năm học của con trẻ nhiều cha mẹ đã phải rất vất vả làm nhiều việc như cần phải lên lịch kiểm tra sức khỏe cho con, đi mua sắm đồ dùng học tập, quần áo cho con trước ngày tựu trường...
Nhưng làm thế nào để chúng ta hành trang cho con mình những tính cách tốt để đạt được thành công kéo dài cả năm học và cả những ngày tháng phát triển sau này của con? Các bậc phụ huynh có thể tham khảo cách trao quyền cho trẻ - một phương pháp mà nhiều cha mẹ áp dụng đó là quản lý thời gian.
Dưới đây là một số mẹo giúp con quản lý thời gian hiệu quả theo Stephanie Katleman - một người mẹ ở San Diego và cũng là người sáng lập ra phương pháp quản lý và sắp xếp bản thân.
Hẹn giờ đi ngủ.
Đây là một thói quen tốt giúp con bạn hình thành thói quen ngủ phù hợp một hoặc hai tuần trước khi bắt đầu đi học. Trẻ em từ 5-12 tuổi cần ngủ 10-11 giờ mỗi ngày. Đặt giờ đi ngủ hợp lý và kiên trì thực hiện.
Thiết lập giờ ăn
Việc đặt giờ ăn thông thường cho cả gia đình là rất quan trọng (ví dụ: 7 giờ sáng) sẽ không chỉ giúp trẻ nhận thức rõ hơn về thời gian mà còn giúp đảm bảo duy trì khoảng thời gian mà gia đình dành cho nhau. Việc thiết lập giờ ăn sẽ giúp trẻ ăn uống đúng giờ, đảm bảo sức khỏe và thói quen tốt cho con.
Dạy trẻ lập kế hoạch
Đến một nơi nào đó đúng giờ (cho dù đó là lớp học trên trường hay bàn ăn trong nhà bếp). Việc chuẩn bị đồ dùng học tập và sẵn sàng học,.. tất cả đòi hỏi bạn phải có kế hoạch. Con có cần làm bài tập cùng nhau không? Con có cần thiết bị thể thao cho một hoạt động, bộ môn thể thao nào sau giờ học không? Con bạn cần dậy lúc mấy giờ để sẵn sàng đi học đúng giờ? Hãy làm một danh sách kiểm tra bao gồm những điều con cần làm và thời gian thực hiện cụ thể để con có trách nhiệm với lịch trình của riêng mình.
Biến thói quen của con bạn thành một danh sách việc
Đây là điều tốt nhất bạn có thể làm để giảm bớt căng thẳng cho gia đình trong tuần. Trong năm học, hầu hết trẻ em thường tuân theo một thói quen hàng ngày giống nhau — đi tắm, mặc quần áo, v.v. Thay vì thúc giục con bạn hoàn thành công việc, hãy làm việc với chúng; tạo một danh sách kiểm tra cá nhân bao gồm các nhiệm vụ chăm sóc cá nhân và công việc nhà phù hợp với lứa tuổi. Giữ cho con có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của mình. Khi bạn nghe thấy những câu đại loại như: “Con không biết!" hoặc "con nên làm gì bây giờ?" thì bạn hãy để cho con tự xử lý tình huống của mình, những lần sau con sẽ tự khắc biết mình cần phải làm gì.
Để con được nói lên suy nghĩ
Cho con có cơ hội để nói lên những lo lắng của chúng về việc đi học. Những kỳ vọng, nội quy mới của thầy cô hoặc một trường học mới có thể gây ra lo lắng. Sau khi nghe con chia sẻ mối quan tâm, hãy phân tích các giải pháp. Có một kế hoạch hành động có thể giúp xoa dịu nỗi sợ hãi và giúp con vững vàng về tâm lý hơn.
“Là huấn luyện viên, không phải là một nhà quản lý”
Việc chuyển quản lý của con bạn thành huấn luyện viên của chúng. Là một người quản lý, bạn hay cằn nhằn con vì bạn cảm thấy có trách nhiệm với kết quả mà con đạt được. Nhưng ngược lại, với tư cách là một “huấn luyện viên”, bạn đóng vai trò là một người bên ngoài quan tâm, cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ.
Bạn trao quyền cho con bạn bằng cách tự quyết định, sau đó lùi lại và cho phép chúng đưa ra lựa chọn tốt hay xấu. Điều này mang lại sự thoải mái cho tất cả các thành viên trong gia đình và về lâu dài xây dựng được sự tự tin trong con trẻ./.
Nguồn: VOV.VN