Khi trẻ có một vài hành vi xấu, chúng ta dễ dàng đổ lỗi do tính cách khó chịu của trẻ hay ảnh hưởng từ bên ngoài. Tuy nhiên, nếu như trẻ liên tục cư xử không đúng mực thì bạn nên kiểm tra lại những hành động của mình.

Đôi khi cha mẹ cần xem lại cách hành xử của chính mình bởi nó đã vô tình làm gia tăng các hành vi xấu của trẻ.

Khi trẻ có một vài hành vi xấu, chúng ta dễ dàng đổ lỗi do tính cách khó chịu của trẻ hay ảnh hưởng từ bên ngoài. Tuy nhiên, nếu như trẻ liên tục cư xử không đúng mực thì bạn nên kiểm tra lại những hành động của mình, bởi chính những hành động hàng ngày của bạn có thể là nguyên nhân khiến cho những hành vi sai trái ở trẻ xuất hiện nhiều hơn.

42 1 Tre Co The Gia Tang Hanh Vi Xau Do Hanh Dong Cua Cha Me

1. Trở thành một tấm gương xấu

Trẻ con luôn có khuynh hướng bắt chước những hành động mà chúng thấy hàng ngày. Ví dụ như việc cha mẹ thường giật đồ chơi ra khỏi tay trẻ và làm trẻ giật mình, có thể dạy cho trẻ cách cướp đoạt và chiếm hữu. Việc các bậc phụ huynh suốt ngày chăm chú vào chiếc điện thoại cũng có thể khiến cho bé thích thú với việc sử dụng các thiết bị như smartphone hơn là các trò chơi thông thường khác. Chúng ta cần dạy cho trẻ ranh giới trong việc sử dụng các thiết bị công nghệ, nhưng điều đó sẽ hoàn toàn không có tác dụng gì nếu như bạn luôn dán mắt vào điện thoại suốt ngày.

2. Sự không nhất quán trong cách chăm sóc

Sự nhất quán trong cách dạy dỗ của tất cả những thành viên trong gia đình là chìa khóa để có thể nuôi dạy con cái thành công và có cách hành xử phù hợp trong mọi môi trường. Nếu như mỗi người lớn trong gia đình có một cách tiếp cận và dạy dỗ trẻ khác nhau, sẽ rất khó khăn cho trẻ trong việc kiểm soát hành vi của mình. Vì vậy, hãy cùng thảo luận với các thành viên trong gia đình và thống nhất về cách chăm sóc cũng như kỷ luật để việc dạy dỗ trẻ không còn quá phức tạp.

3. Chỉ đe dọa và không thực hiện hình phạt

Đôi khi trẻ mắc lỗi và bạn chỉ đe dọa rồi sau đó không thực hiện hình phạt của mình. Làm như vậy có thể khiến cho con của bạn không nghiêm túc và không tuân theo kỷ luật. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ thực hiện những hình phạt đối với bé khi mà bạn đã nói ra thật kiên quyết kể cả bé có hờn dỗi hay buồn bã.

4. Đánh trẻ

Cách cha mẹ xử lý cơn giận có tác động rất lớn đến một đứa trẻ. Khi các bậc cha mẹ đánh trẻ, trẻ có thể hiểu rằng đó là cách để giải quyết khi con người ta nóng giận hay thất vọng. Trong thực tế, những trẻ em thường xuyên bị đánh đập có nhiều khả năng sẽ có những hành động tiêu cực tương tự đối với những người khác hay thậm chí là đối với con cái của chúng sau này. Tất cả những gì chúng ta đạt được khi đánh trẻ là làm cho trẻ thêm sợ hãi thay vì hiểu được là điều gì đúng và điều gì sai. Vì vậy, hãy dạy dỗ trẻ một cách đúng đắn và không lạm dụng những hình phạt liên quan đến thể chất.

5. La mắng trẻ

Giống như đánh, việc la mắng có thể là một biện pháp nhanh chóng để đối phó với hành vi xấu của trẻ, nhưng lại cực kỳ bất lợi trong thời gian dài. Trẻ em học theo những gì chúng được thấy và được nghe, và nếu như bạn thường xuyên la mắng trẻ, trẻ sẽ cho rằng việc la hét là cách để đạt được những gì mình muốn, và cuối cùng bạn có thể mất đi sự tôn trọng của trẻ mỗi khi bạn la mắng và dạy cho trẻ về một điều gì đúng đắn. Thay vào đó, bạn hãy bình tĩnh và giải thích cho bé một cách nhẹ nhàng về những điều sai trái và không thể chấp nhận.

6. Phản ứng quá mức

Việc phớt lờ đi hành vi xấu của trẻ là không thể chấp nhận, nhưng việc cha mẹ phản ứng quá mức ở nơi công cộng khi trẻ làm điều gì đó sai trái có thể làm cho trẻ khó chịu hơn. Trẻ con vẫn còn quá nhỏ để có thể suy nghĩ mỗi khi hành động như người trưởng thành vì vậy hãy dạy cho trẻ một cách nhẹ nhàng về việc phải suy nghĩ trước khi làm một điều gì đó hay trẻ có thể bị phạt như thế nào khi cư xử không đúng mực.

7. Cười khi bé phạm lỗi

Một số cha mẹ có xu hướng cười mỗi khi còn mình mắc phải một lỗi lầm gì đó vì cho rằng điều đó thật dễ thương và thú vị. Tuy nhiên việc cha mẹ cười khi trẻ phạm sai lầm sẽ khuyến khích trẻ lặp lại hành vi, và khi hành vi được lặp đi lặp lại, rất khó để có thể sửa hoặc thay đổi nó. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn luôn nghiêm khắc và không bao giờ cổ vũ những hành vi sai trái của trẻ.

8. Bào chữa cho con bạn

Một trong những cách cư xử phổ biến của các bậc cha mẹ là bào chữa cho con của mình. Các lý do như là trẻ còn quá nhỏ, tức giận hay đang bị ốm,... thường được cha mẹ đưa ra để giải thích cho các hành vi không đúng. Tuy nhiên, nhưng điều đó có thể làm cho trẻ tiếp tục cư xử xấu hơn. Hãy thể hiện rõ ràng quan điểm của bạn về những hành vi sai trái của trẻ và dạy trẻ cách cư xử như thế nào cho đúng mực.

9. Nói dối

Nếu bạn muốn nuôi dạy trẻ thành một đứa trẻ trung thực, việc đầu tiên là không nên nói dối trẻ. Trẻ em rất thông minh và dễ dàng nhận ra nhiều thứ, việc bạn nói dối với trẻ có thể khiến cho trẻ bắt chước và nói dối theo. Vì vậy, điều trước tiên bạn cần làm là hãy trung thực với con của mình.

Theo: Afamily




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC