Xoong nồi đun trên bếp gas lâu ngày, đáy nồi sẽ chuyển sang màu đen. Nguyên nhân trong quá trình đun nấu, dầu mỡ cùng thức ăn dính vào đáy nồi, khi gặp nhiệt độ cao sẽ tạo ra các vết muội than. Tuy không ảnh hưởng đến việc đun nấu trong nồi, không gây ô nhiễm thức ăn, nhưng đối với những người ưa sạch sẽ thì những vết bẩn này thật khó chịu. Nếu bạn cũng muốn làm sạch đáy nồi thì có thể thử các phương pháp sau, tuy cách làm đơn giản nhưng rất hiệu quả.
Đối với chất bẩn nông
Nếu cặn bẩn dưới đáy nồi không quá dày, chỉ là một lớp mỏng và màu sắc không quá sẫm màu, thì tương đối dễ làm sạch. Hãy chuẩn bị một miếng cọ rửa, sau đó dùng nước rửa bát cọ sạch đáy nồi. Để tăng hiệu quả, bạn có thể ngâm đáy nồi trong dung dịch nước rửa bát khoảng 30 phút. Sau khi ngâm, chất bẩn sẽ được mềm ra, bạn hãy lấy miếng cọ sắt hoặc mặt ráp của miếng xốp rửa bát để chà, và rửa sạch bằng nước lại. Cách này rất đơn giản nhưng khá hiệu quả.
Đối với cặn bẩn thông thường
Nếu vết bẩn bám lâu ngày và có màu hơi đen thì rửa bằng giẻ rửa bát lúc này có thể rắc rối hơn. Bước đầu tiên, bạn cũng làm tương tự như cách xử lý vết bẩn nông nhưng chỉ làm sạch được vết bẩn trên bề mặt thôi. Để làm sạch hoàn toàn, bạn phải thực hiện bước tiếp theo. Hãy chuẩn bị giẻ lau, sau đó đổ giấm trắng vào, thoa đều lên đáy nồi rồi đợi trong khoảng 30 phút, cặn bẩn về cơ bản sẽ được làm mềm, bạn chỉ cần dùng miếng cọ giẻ lau lại là sạch.
Đối với vết bẩn dày
Đây có lẽ là cách khó làm sạch nhất. Có vẻ như bề mặt vết bẩn không đồng đều và có màu sẫm. Loại vết bẩn này không thể làm sạch bằng miếng cọ rửa thông thường và cần một quả bóng thép cứng hơn.
Đừng lo cọ thép sẽ làm xước đáy nồi bởi lớp bẩn bám bên ngoài rất cứng chắc, thậm chí ma sát nhiều lần với cọ thép cũng hiếm khi làm tổn thương đáy chảo. Mặt khác, đáy chảo cứng và không có lớp phủ chống dính nên bạn không cần lo lắng sẽ làm hỏng khu vực này. Chỉ cần nhỏ vài giọt nước rửa bát lên miếng cọ thép rồi chà vào đáy chảo cho đến khi tất cả các chất bẩn dưới đáy nồi được làm sạch.
Ngoài ra, bạn dùng các phương pháp dưới đây để vệ sinh đáy nồi bị cháy
1. Dùng nước sôi
- Trước tiên, bạn cần đổ đầy nước vào trong nồi/chảo, sao cho mực nước che phủ toàn bộ vết cháy khét. Thêm một vài giọt xà phòng (hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng) và đặt lên bếp gas đun cho đến khi sôi.
- Tắt lửa và để nguội bớt. Sau đó, bạn chà nồi bằng giẻ hoặc cọ thép để làm sạch vết bẩn.
2. Dùng baking soda
- Sau khi xử lý vết cháy khét bằng nước sôi, bạn có thể dùng thêm baking soda để làm sạch tiếp hoặc dùng baking soda ngay từ đầu.
- Phủ lớp baking soda lên vết cháy dưới đáy nồi chảo, đổ nước vừa đủ rồi bật lửa đun nhỏ khoảng 15 - 30 phút.
- Đợi nguội bớt đi, rồi chà lại cho sạch
3. Dùng vôi và giấm
- Đầu tiên, bạn rắc vôi lên khu vực cháy trên nồi chảo, nhỏ vài giọt giấm sao cho thành hỗn hợp sền sệt bao phủ lên vết cháy.
- Đợi khoảng 10 phút, rồi tiến hành chà thật mạnh để loại bỏ vết bẩn.
4. Dùng giấm và muối
- Đầu tiên, bạn rải muối lên bề mặt của nồi/chảo rồi thêm giấm vào và ngâm hỗn hợp trong 15 phút.
- Tiếp theo, bạn dùng cọ thép chà mạnh lên bề mặt nồi/chảo để vết cháy bong tróc toàn bộ. Sau đó, bạn rửa lại bằng nước sạch.
- Tiếp tục ngâm nồi/chảo bằng giấm trong 15 phút nữa rồi rửa lại bằng nước sạch là đã hoàn thành.
Theo An Nhiên - Vietnamnet.