Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể bởi nó là thành phần hóa học chính của cơ thể và chiếm tới 70% thể trọng. Không có nước, các cơ quan không thể làm việc được. Nước thậm chí quan trọng hơn rất nhiều so với thức ăn.
Do đó uống nước rất tốt. Nhưng phải uống đúng cách.
Không phải ai cũng làm được điều đó.
1. Khát nước mới uống
Nên chủ động phòng ngừa tình trạng thiếu nước, và đảm bảo cơ thể luôn được bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
Bạn không thể dựa vào cảm giác khát để biết cơ thể cần nước. Đừng chờ tới khi khát mới uống, bởi vì khi chúng ta bắt đầu xuất hiện cảm giác khát, nghĩa là cơ thể đã bắt đầu bị thiếu nước. Nếu cơ thể thiếu nước trong thời gian dài, sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng giải độc của thận, từ đó sinh ra bệnh thận.
2. Uống quá nhiều nước ngọt và nước có ga
Mức độ pH bình thường của cơ thể con người là 7,2 trong khi đó những thức uống nói chung có độ axit cao và mức độ pH của cơ thể sẽ thay đổi đáng kể sau khi hấp thụ các loại đồ uống như vậy.
Thận là cơ quan chính để điều chỉnh độ pH của cơ thể, vì thế khi mà cơ thể phải hấp thụ quá nhiều nước ngọt và nước uống có ga trong một thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và làm tăng xác suất gây tổn thương thận.
Thậm chí, nước có gas còn khiến tim đập nhanh, tạo cảm giác phấn chấn giả tạo và sau đó sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, đầy hơi, khó tiêu, khả năng hấp thu dưỡng chất kém.
3. Uống trà quá nhiều
Uống trà giúp lợi tiểu, tốt cho sức khỏe. Nhưng uống nhiều trà thì lại không có lợi. Trong trà có chứa oxalate, uống nhiều trà, đồng nghĩa với việc tiêu thụ nhiều oxalate, làm tăng gánh nặng giải độc của thận.
Khi nồng độ oxalate trong nước tiểu quá cao, nó có thể bị lắng đọng, gây sỏi đường tiết niệu, tắc nghẽn niệu quản, hoặc lắng đọng trong thận, gây sỏi thận. Sỏi thận to dần, hủy hoại chức năng thận, có thể dẫn đến suy thận.
4. Uống quá nhiều nước một lúc
Uống ít nước không tốt. Nhưng uống quá nhiều nước một lúc, hoặc uống quá nhiều nước trong ngày, vượt quá nhu cầu của cơ thể cũng là không tốt. Như vậy sẽ khiến thận phải làm việc nhiều hơn một cách vô ích, lâu dần khiến thận bị suy giảm chức năng.
Nhận biết thận khỏe hay yếu
Thông qua màu sắc của nước tiểu, có thể đoán được thận của bạn có đang khỏe mạnh hay không. Dưới đây là các kiểu nước tiểu thường gặp:
Nếu nước tiểu có màu vàng nhẹ, hoặc vàng sậm hơn một chút như hình 1 & 2, xin chúc mừng, thận của bạn khỏe mạnh và đang làm rất tốt chức năng của mình.
Nếu bạn thấy nước tiểu có màu nâu sẫm hoặc hơi đỏ như hình 3, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe ngay, vì đây là dấu hiệu nước tiểu của bạn có lẫn máu. Rất có thể bạn đang gặp vấn đề với các khối u hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc chức năng thận có vấn đề.
Nếu nước tiểu của bạn màu vàng, có nhiều bọt như hình 4, chứng tỏ lượng protein trong nước tiểu là quá nhiều.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do bạn đã tiêu thụ một lượng protein quá lớn, hoặc do chức năng lọc của thận đang không được khỏe.
Hãy điều chỉnh chế độ ăn của mình, nếu tình trạng này còn tiếp diễn, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác.
Số lượng nước tiểu bài tiết trong 1 ngày cũng là thước đo xác định thận của bạn có đang khỏe hay không.
Thường khối lượng nước tiểu trong 1 ngày sẽ phụ thuộc vào khối lượng nước mà bạn đã tiêu thụ. Nhưng nó dao động từ 1500ml đến 3000ml. Nếu khối lượng nước tiểu quá thấp, hoặc quá cao, thì khả năng thận của bạn đang gặp rắc rối.
Một dấu hiệu khá rõ ràng khác có liên quan đến bệnh thận, đó là tình trạng sưng phù. Bạn sẽ cảm thấy phía dưới chân của mình sưng phù rõ rệt, nhất là vào buổi sáng mới ngủ dậy.
Nếu nghiêm trọng, tình trạng sưng phù có thể xảy ra ở khắp cơ thể, từ tay, chân cho đến mặt. Do đó nếu thấy sưng phù không rõ nguyên nhân, hãy đi kiểm tra xem thận của bạn có đang gặp phải vấn đề gì hay không.
Nguồn: Gia đình online