Trong cơ thể thường thấy 3 loại sỏi sau
Sỏi mật: Theo vị trí của bệnh có thể chia thành sỏi túi mật và sỏi ống mật. Sỏi túi mật có triệu chứng đau mật và viêm túi mật cấp tính, sỏi ống mật thường đi kèm với đau bụng, vàng da và sốt.
Sỏi tiết niệu: Theo vị trí của sỏi, có thể chia thành sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo. Các triệu chứng điển hình là đau thắt lưng và đau bụng, tiểu máu, hoặc đi kèm các triệu chứng đi tiểu nhiều lần, tiểu cấp, đau khi đi tiểu, nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn hệ thống đường tiết niệu.
Sỏi dạ dày: Khi cơ thể nạp nhiều thức ăn, một phần của động thực vật như tóc hoặc khoáng chất nhất định không được tiêu hóa, ngưng tụ thành từng mảng trong dạ dày. Hầu hết bệnh nhân có các triệu chứng như khó chịu ở bụng trên, đầy bụng, buồn nôn hoặc đau.
Không muốn cơ thể kết sỏi nên tránh làm 8 những việc sau
1. Tránh ăn nhiều đồ ngọt
Ăn uống quá nhiều đồ ngọt có thể gây mất cân bằng tỷ lệ cholesterol, axit mật và lecithin trong mật, và cholesterol quá mức có thể tạo thành sỏi cholesterol. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều đường sẽ thông qua bài tiết canxi qua nước tiểu, càng làm tăng nguy cơ kết sỏi đường tiểu. Đặc biệt là đường sữa rất dễ khiến canxi oxalate tích tụ trong cơ thể tạo thành sỏi thận.
2. Tránh ăn quá nhiều thực phẩm có chất béo cao
Tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao, chẳng hạn như lòng đỏ trứng, thịt mỡ, nội tạng động vật, da động vật,... dễ dẫn đến giảm khả năng muối mật hòa tan cholesterol, dễ hình thành cholesterol và kết tinh. Đồng thời, hàm lượng chất béo trong cơ thể quá cao, nó sẽ làm giảm canxi trong đường ruột, tăng hấp thu oxalate, đặc biệt là khi đổ mồ hôi nhiều, uống ít nước, ít nước tiểu, sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành sỏi thận.
3. Tránh ăn quá nhiều thịt
Những người ăn quá nhiều thịt hoặc thậm chí lấy thịt làm thực phẩm chính sẽ làm tăng độ axit của nước tiểu sau khi tiêu hóa và trao đổi chất trong cơ thể. Cơ thể cân bằng độ pH của nước tiểu và giải phóng canxi kiềm. Canxi và axit uric sẽ hình thành trong hệ thống tiết niệu và hình thành sỏi. Người trưởng thành cần 60-80 gram protein mỗi ngày, rất nhiều người vượt qua con số này, kiến nghị nên ăn nhiều trái cây, rau củ và giảm các loại thịt nạp vào cơ thể.
4. Tránh chế độ ăn thuần chay
Mặc dù mọi người không nên ăn quá nhiều thịt, cá nhưng cũng không nên nghĩ rằng ăn chay là tốt. Trên thực tế, chất béo thấp có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, dẫn đến thiếu mật, từ đó gây ra sỏi mật. Khi thiếu vitamin E và vitamin A, nó cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa cholesterol và gây ra sự hình thành sỏi. Do đó, chế độ ăn uống tốt chính là ăn kết hợp nhiều loại thực phẩm.
5. Tránh giảm cân nhanh
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giảm cân nhanh trong vòng từ 2-4 tháng, trong đó có ¼ số người giảm cân sẽ phát triển sỏi mật. Điều này khẳng định, giảm cân nhanh sẽ làm tổn hại đến cơ thể, đặc biệt là những người giảm cân bằng chế độ ăn kiêng, chức năng co bóp túi mật sẽ bị suy yếu đáng kể, dẫn đến chất nhầy trong túi mật dày lên, tăng canxi, từ đó hình thành sỏi mật.
6. Tránh uống quá ít nước
Thận cần đủ nước để hỗ trợ các chức năng khác trong cơ thể, và đủ nước cũng có thể giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể và giảm nguy cơ sỏi. Do đó, bệnh nhân bị sỏi nhất định phải uống nhiều nước để đảm bảo cơ thể đủ nước, bình thường mỗi ngày nên uống 2-2,5 lít.
7. Tránh ăn nhiều thực phẩm có piurine cao
Chế độ ăn chứa piurine cao, như hải sản, gan lợn, thận lợn và các cơ quan nội tạng động vật khác, cũng như nhiều loại nước dùng, thịt lợn, thịt bò…. chứa nhiều thành phần piurine, sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất sau khi puirine đi vào cơ thể người là axit uric và axit uric trong nước tiểu bài tiết quá nhiều dễ hình thành sỏi axit uric.
8. Tránh sử dụng thuốc bừa bãi
Thời gian dài sử dụng thuốc, dẫn đến các vấn đề về sỏi thường dễ bỏ qua, chủ yếu là các loại thuốc như kháng sinh, thuốc tránh thai, thuốc chống viêm, thuốc tiêu hóa,… Nếu cần phải uống thuốc thì phải bổ sung thực phẩm cân bằng dinh dưỡng, đặc biệt là các loại rau củ quả nhiều chất xơ.
Theo Khám Phá