Có một loại rau quen thuộc thoạt nhìn tưởng rau dại nhưng có hàm lượng protein cao vượt xa các loại rau khác.

Rau rút giàu dinh dưỡng

Loại rau giàu chất dinh dưỡng nhắc đến ở đây là rau rút. Rau rút còn gọi là rau nhút, rau dút, quyết thái, thủy hồ điệp. Tên khoa học của nó là Neptunia oleracea Lour (N. prostrata Bail), là loại cây thảo, sống ở nước. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa hè và mùa thu. Nhờ hệ thống rễ chùm đặc biệt phát triển, cây có thể hút các chất vô cơ và hữu cơ hòa tan trong nước.

1 An 1 Nam Rau Nay Tot Ngang Thit Nhin Qua Tuong Co Dai Nhung La Kho Dinh Duong

Rau rút là một loại rau ngon giá rẻ được nhiều người lựa chọn. Ảnh minh họa.

Là một loại sau có sức sống mãnh liệt, khi ngắt ngọn chỉ cần sau 7-10 ngày có thể thu hoạch lứa khác tiếp theo. Để làm thuốc, người ta thường thu hái toàn cây, dùng tươi hoặc phơi khô nấu canh luộc ăn hoặc sắc uống.

Theo Đông y, rau rút vị ngọt, tính hàn, không độc, tác dụng bổ trung ích khí, an thần, mát dạ dày, mạnh gân bổ xương. Trên lâm sàng có thể sử dụng rau rút làm thuốc bổ ngũ tạng hư yếu, làm tan khí trệ ở kinh lạc gân xương, tiêu bướu cổ và làm mạnh gân xương.

Tuy nhiên, rau rút có tính hàn (lạnh) nên người tạng hàn (sợ lạnh, tiêu hóa kém, tiêu chảy) thận trọng khi sử dụng.

Bề ngoài loại rau có công dụng "vàng 10" này nhìn tuy giống rau dại nổi trên mặt nước, quanh thân có phao trắng. Lá kép lông chim, rau ăn rất thông dụng với mùi thơm đặc trưng như mùi nấm hương, thân ăn giòn như ngó sen… nhưng khi chế biến thành món ăn lại rất ngon.

Theo Sức khỏe & Đời sống, trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh còn viết: Rau rút vị ngọt, tính hàn không độc, nhuận tràng, tiêu thũng "Ăn nhiều thì không đói…"

Nổi bật đông y, rau rút tính hàn, vị ngọt, không độc có tác dụng dưỡng vị âm, sinh tân dịch làm mát gan phổi, an thần chữa chứng tim hồi hộp, làm thông huyết mạch, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, nhuận tràng, hạ sốt, chữa lỵ, bướu cổ, côn trùng cắn

Gợi ý bài thuốc dân gian từ loại rau dân dã này

Dưới đây là một số cách sử dụng rau rút trong phòng chữa bệnh:

- Chữa táo bón, khó tiểu: Rau rút khô, sắc với 400ml nước còn 200ml, uống thay nước uống trong ngày hoặc ăn thường xuyên rau rút sống trong bữa ăn (hái lấy ngọn non, nhặt bỏ rễ và lớp phao trắng bên ngoài, rửa sạch, ăn cả cọng lẫn lá, như các loại rau tươi khác). 

- Chữa chứng mất ngủ: Rau rút 300g, khoai sọ 25g, lá sen 10g, tất cả rửa sạch đem ninh nhừ với nước, cho gia vị vừa đủ, ăn cả bã lẫn nước. Tuần ăn 3-5 lần, nên ăn khi còn ấm, tốt nhất ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút, theo Tiền Phong.

- Chữa sốt cao, không ngủ được, nóng ruột, tiểu tiện không thông: Rau rút tươi 30-60g, giã nát, lọc lấy nước cốt uống. Hoặc rau rút khô 20g, kinh giới 10g, cát căn 8g, sắc nước uống.

- Hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp (bướu cổ): Rau rút ăn hàng ngày, ăn liền trong 20-30 ngày là một liệu trình. Bạn cũng có thể dùng rau rút 30g, cải trời 24g, mạch môn 16g, sinh địa 16g, sài hồ 8g, kinh giới 12g, xạ can 8g, sắc uống.

- Trị đầy bụng, khó tiêu: Rau rút tươi trần qua, ăn liền hoặc giã nát lọc lấy nước cốt uống, ngày 2 lần.

- Có thể giải nhiệt, trị mụn: Rau rút sắc với nước uống thay trà hàng ngày hoặc dùng thường xuyên rau rút sống trong bữa ăn.

Theo Người đưa tin




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC