Chuyên gia tim mạch, TS.BS. Aseem Malhotra tìm hiểu và ngạc nhiên khi thấy họ rất hiếm khi mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim mặc dù chế độ ăn chứa nhiều chất béo. Điểm đặc biệt là hiếm khi họ dùng đường.
Ngôi làng Pioppi ở miền Nam nước Ý đã được UNESCO công nhận là một nơi có cuộc sống lành mạnh nhất thế giới, “ngôi làng sống thọ nhất thế giới“. Nơi đây, tuổi thọ trung bình của cư dân là trên 100 tuổi và là một cái nôi của chế độ ăn Địa Trung Hải.
Vì thế, chuyên gia hàng đầu về tim mạch tại Anh quốc, TS.BS. Aseem Malhotra đã cất công đến vùng này để tìm hiểu về cuộc sống của người dân địa phương.
Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn Địa Trung Hải là xuyên suốt của dân làng Pioppi (Ảnh: Alamy/telegraph)
Qua tìm hiểu thực đơn của người dân địa phương, bác sỹ Malhotra thấy họ ăn rất ít đường. Tần suất là 1 lần/tuần.
Dành nhiều năm nghiên cứu về bệnh tim và bệnh béo phì đang gia tăng ở Anh, bác sỹ Malhotra cho rằng chính việc ăn nhiều đường và carbohydrate tinh luyện đã tiếp tay cho tình trạng gia tăng bệnh tim, béo phì và tiểu đường type 2.
“Tôi đã đọc rất nhiều nghiên cứu và có kết luận rằng những thay đổi trong lối sống đơn giản như hạn chế tiêu thụ đường có sức mạnh hơn bất kỳ loại thuốc nào trong phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim”, ông nói.
Bữa ăn thường nhật của người dân làng pioppi. (Ảnh: doanhnhansaigon.vn)
Đường được xem “chất gây nghiện nguy hiểm nhất trong thời đại của chúng ta”. Ông ước tính nếu người dân Anh thay đổi cách sống, họ có thể đạt được các kết quả khả quan chỉ trong vòng 3 tuần và có khi còn đảo ngược tình trạng tiểu đường type 2 trong một số trường hợp.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đường là một loại gia vị nhiều người vẫn ăn mỗi ngày nhưng thực ra gây tổn hại vô cùng đến sức khỏe ở nhiều phương diện:
Các vấn đề về răng miệng và tim
Dù có đánh răng cẩn thận nhưng khi ăn quá nhiều đường, nó vẫn len lỏi vào các vết nứt trên răng, gây hại men răng. Về lâu dài, nó sẽ dẫn đến sâu răng, nướu răng, thậm chí xâm nhập sâu vào bên trong và làm hại tủy răng.
Làm xốp xương
Đường chứa nhiều calo rỗng. Khi bạn tiêu thụ nhiều đường, sẽ làm cho chúng ta hạn chế các đồ ăn khác, cơ thể dễ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin A, C, B12… nhất là canxi, vitamin D. Khiến xương dễ bị xốp và ảnh hưởng nghiêm trọng với lứa tuổi đang trong quá trình phát triển xương.
Lạm dụng đường là nguyên nhân dẫn đến xốp xương, giảm trí thông minh… (Ảnh: Happy Trade)
Kích thích não bộ, gây nghiện
Bạn có biết tại sao bạn bị nghiện đường? Khi bạn ăn đường, não bộ sẽ giải phóng rất nhiều dopamine, là một chất hóa học tạo nên cảm giác vui vẻ, phấn chấn, hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, khi bạn ngừng ăn đường, tinh thần sẽ nhanh chóng bị ảnh hưởng và nó thôi thúc bạn tiếp tục… hấp thu đồ ngọt.
Ảnh hưởng tới trí nhớ và trí thông minh
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, ăn quá nhiều đường sẽ làm kích thích các tế bào thần kinh, nhất là não bộ liên quan đến giao tiếp. Những trẻ hay ăn đồ ngọt thì trí nhớ, trí thông minh và khả năng giao tiếp đều kém hơn so với bạn bè đồng trang lứa.
Các vấn đề về tiêu hóa
Nếu bạn sử dụng quá nhiều đường, nó có thể phá vỡ sự cân bằng đường ruột, tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong dạ dày, làm cản trở quá trình tiêu hóa, gây nên nhiều vấn đề liên quan đến tiêu hóa như đau bụng khó tiêu…
Ngoài não, xương và nội tạng, việc ăn quá nhiều đường còn ảnh hưởng khác như nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường, gây hại da, đẩy nhanh quá trình lão hóa, tích lũy nhiều chất độc trong cơ thể, suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ béo phì… Do đó, mọi người nên hạn chế ăn nhiều đường nếu không muốn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Hạ Mai
DKN.TV