Gừng là loại gia vị có tính chất sinh nhiệt nên việc ăn gừng vào những ngày thời tiết lạnh sẽ giúp giữ ấm cơ thể.

 

42 1 Cach Dung Gung Cuc Tot Cho Suc Khoe Trong Mua Dong Lanh

Gừng từ lâu đã được xem là loại củ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp tiêu hóa tốt, nhất là trong trường hợp kém ăn, ăn uống khó tiêu, chữa ho mất tiếng, giảm đau họng, chữa trị cảm lạnh, ho, buồn nôn hay ốm nghén ở phụ nữ mang thai,…

Theo các chuyên gia, gừng chỉ tốt nhất khi được ăn vào buổi sáng và buổi trưa. Người xưa có câu: Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín. Trong các sách y học cổ cũng từng "cảnh báo": "Trong vòng một năm, mùa thu không ăn gừng; trong vòng một ngày, đêm không ăn gừng".

Sở dĩ vậy vì theo chuyên gia, vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên. Đến nửa đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát, lúc này ăn gừng sẽ vi phạm qui luật sinh lí. Do vậy, ngay kể cả người bình thường, nếu uống nước gừng vào buổi tối cũng sẽ mất ngủ, chưa nói đến người mắc bệnh mất ngủ thường xuyên.

Đặc biệt là vào mùa thu, tốt nhất là không ăn gừng, vì mùa thu thời tiết khô ráo, táo khí (không khí khô) tổn thương phế, cộng thêm ăn gừng cay vào, lại càng dễ làm tổn thương phổi hơn, gây tăng mất nước, khô khan trong cơ thể.

Vào mùa đông lạnh là thời điểm lý tưởng để sử dụng gừng, tuy nhiên tình trạng lạm dụng gừng, sử dụng gừng sai cách gặp phải rất nhiều. Việc quá lạm dụng gừng có thể gây hại cho sức khoẻ, thậm chí nguy hiểm chết người.

Những người không nên dùng quá nhiều gừng

Người bị bệnh về gan, sỏi mật

Gừng có vị cay nóng, kích thích sự bài tiết của các tế bào gan. Khi mắc các chứng bệnh về gan, nếu ăn hoặc uống nước từ gừng sẽ khiến cho các tế bào gan bị hoại tử. Cùng với đó, tính cay nóng của gừng sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật, uống thuốc không thể tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài được.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Những người đang trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng. Đôi khi gừng được dùng trong thời gian đầu của thời kỳ mang thai nhằm giảm các triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và giảm các triệu chứng ngộ độc.

Còn trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ. Trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.

Người bị tăng huyết áp, thân nhiệt cao

Người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm đang lên cơn huyết áp cao.

Lúc ấy nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng cao, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến... Với những người có thân nhiệt cao, nếu uống nước gừng hoặc ăn thức ăn có gia vị gừng sẽ làm cho thân nhiệt tăng cao hơn.

Người bị viêm loét dạ dày

Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày, nếu ăn vào sẽ tăng nồng độ acid. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét.

Khi bị say nắng, sốt cao

Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa... Chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt.

Trong trường hợp đi nắng về bị say nắng, say nóng tuyệt đối không được dùng gừng. Đặc biệt, với những người có dấu hiệu sốt cao thì tuyệt đối không ăn gừng, vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh tăng cao, gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.

Cách lựa chọn và phân biệt gừng ta với gừng Trung Quốc

- Kích thước, màu vỏ: Gừng Trung Quốc có kích cỡ to, thân tròn, trông mọng hơn gừng ta rất nhiều. Vỏ sạch và láng mịn, đặc biệt gừng Trung Quốc rất dễ cạo vỏ. Trong khi đó, gừng ta thân nhỏ, nhiều nhánh, vỏ sần và nhạt hơn, màu sạm, nhiều đất bám xung quanh, rất khó cạo vỏ.

Lõi gừng: Với gừng Trung Quốc rất dễ bẻ đôi, vết bẻ mịn, không có vân tròn, dễ thấy lõi gừng có màu vàng nhạt, rất ít gân, xơ. Ngược lại với gừng Trung Quốc, gừng ta khó bẻ hơn, trong lõi có nhiều vân tròn, màu sắc vàng tươi.

Mùi, vị: Gừng ta rất thơm (kể cả khi chưa cạo vỏ), có hương vị cay đậm, đặc trưng. Với các món ăn, nếu dùng gừng ta, chỉ cần một lượng nhỏ món ăn đó đã dậy mùi thơm, và vị cay của gừng. Tuy nhiên, khi dùng gừng Trung Quốc, người nấu phải cho lượng gừng rất nhiều mới thấy có mùi.

Nguồn: M.H/ giadinh.net.vn




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC