Nếu đang cất điện thoại di động vào túi quần, bạn sẽ suy nghĩ lại sau khi đọc bài viết này!
“Không nên để điện thoại trong túi quần” – đó là lời khuyên chúng ta vẫn thường nghe thấy hàng ngày. Tuy nhiên sự thực thì chẳng mấy ai trong chúng ta thực hiện được điều đó.
Đơn giản là vì trong thời đại “sống gấp” như hiện nay, điện thoại di động là một thứ không thể thiếu. Nếu như để điện thoại trong cặp, túi xách… bạn có thể lỡ tin quan trọng bất kỳ lúc nào.
Thêm vào đó, hầu hết các mẫu điện thoại được thiết kế sao cho có thể đút vừa vặn vào túi quần, nên đây có thể được xem là lựa chọn tối ưu để cất giữ “người bạn đồng hành” này.
Mà không chỉ túi quần đâu. Những cô gái tại các nước phương Tây còn hay để điện thoại ở phần ngực.
Nhét điện thoại vào áo ngực là một trong những thói quen phổ biến của các “nữ nhi” trên thế giới.
Tuy nhiên quay trở lại với lời khuyên đầu tiên, bạn cần biết rằng lời khuyên đó hoàn toàn chính xác, vì thói quen cất điện thoại trong túi quần, túi ngực, trong… áo lót đều để lại hậu quả khôn lường.
Sóng điện thoại là một loại “bức xạ” có hại
Đó là lời tuyên bố của tiến sĩ Devra Davis – nhà dịch tễ học người Mỹ. Davis cho biết bà bắt đầu nghiên cứu khi trào lưu cất điện thoại trong áo ngực lan rộng trong các trường cấp 3 tại Mỹ. Còn tại sao cất trong áo lót ư? Đó là vì các cô gái thường mặc váy đi học nên không có túi.
Trong quá trình nghiên cứu, tiến sĩ Davis có nhắc đến một trường hợp đặc biệt về người phụ nữ trẻ bị mắc ung thư vú.
Điểm đáng lưu ý ở đây là hình dạng của khối u trùng hợp với hình dáng của… chiếc điện thoại di động. Thêm nữa, bầu ngực có khối u cũng chính là bên ngực cô thường cất điện thoại bên trong.
Vị trí của khối u trùng khớp với vị trí cô hay cất điện thoại di động
Dù vẫn chưa thể tìm ra mối liên hệ cụ thể, các bằng chứng vẫn cho thấy thói quen để điện thoại gần cơ thể có thể gây những tác hại khôn lường.
Theo giáo sư Davis: “Việc hình dáng của khối u có sự trùng hợp kỳ lạ với chiếc điện thoại khiến tôi thực sự lo ngại về những gì chúng ta có thể đang phải chịu đựng khi tiếp xúc với điện thoại thường xuyên” .
Hậu quả khôn lường của sóng bức xạ điện thoại
Theo như tiến sĩ Davis, các hãng sản xuất điện thoại đã khéo léo biến thứ sóng điện thoại phát ra thành một cụm từ khá… hoa mỹ: năng lượng tần số vô tuyến – radio frequency energy. Tuy nhiên, thực chất đây chính là bức xạ vi sóng – microwave radiation – thứ luôn được cho là có tác hại nhất định đến cơ thể.
Tuy nhiên người sử dụng hiện nay chẳng ai biết được sự thật này. Theo Davis, nếu như biết được hàng ngày đang phải giữ một “máy phát bức xạ vi sóng” bên cạnh, có lẽ bạn sẽ phải suy nghĩ lại về chuyện cất điện thoại gần “chỗ nhạy cảm” như túi quần.
Và bạn đừng tưởng đây là chuyện do mấy bác khoa học “rảnh” nghĩ ra. Trên thực tế ngay trong tờ hướng dẫn sử dụng điện thoại iPhone của Apple – một trong những hãng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới cũng có dòng chữ sau:
(Tạm dịch: Nếu để điện thoại ở khoảng cách dưới 15mm như đút vào túi quần, các tiêu chuẩn tiếp xúc điện tử FCC có thể bị vi phạm)
Một số chuyên gia về sức khỏe cũng đồng tình với quan điểm này. Bác sĩ Joseph Mercol – chuyên gia châm cứu hàng đầu của Mỹ cho biết “Việc tiếp xúc thường xuyên với bức xạ điện thoại có thể để lại nhiều hậu quả khôn lường, đặc biệt tại một số khu vực nhạy cảm” .
Có thể thấy một số bằng chứng về tác hại này. Năm 2009, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có thói quen để điện thoại trong túi quần thường có vùng xương chậu yếu hơn.
Chưa hết, các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng bức xạ từ điện thoại làm giảm số lượng tinh trùng ở đàn ông, đồng thời có thể gây loãng xương.
Bức xạ điện thoại có thể gây tác hại nhất định đến não bộ
Dù chưa có bằng chứng rõ ràng nhưng các khoa học gia cũng cảnh báo về nguy cơ gây u não khi nghe điện thoại.
Ngoài ra các chuyên gia cũng khuyên bạn không nên sử dụng điện thoại khi đang sạc:
Nên cất điện thoại vào đâu?
Rõ ràng việc cất điện thoại vào túi quần, túi áo hay trong… áo lót là không hề khả thi. Vậy phải cất vào đâu?
Các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ tốt nhất nên cất điện thoại trong túi xách. Còn nam giới có thể sử dụng túi đựng điện thoại giống như hình dưới đây.
Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng tai nghe khi nói chuyện điện thoại để hạn chế bức xạ tác động đến não.
Các chuyên gia cũng khuyên rằng không nên sử dụng điện thoại ở những nơi có tín hiệu yếu, vì lúc này là lúc điện thoại phát ra bức xạ mạnh hơn để tiếp sóng.
Nguồn: Trí thức trẻ