Có nhiều nguyên nhân gây ngứa ở bệnh nhân tiểu đường, có thể là do lượng đường trong máu cao tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, cũng có thể do nhiễm nấm hoặc do dị ứng với thuốc.

Tiểu đường là một nhóm bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Cách tốt nhất để ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh tiểu đường đó là kiểm soát lượng đường trong máu thông qua việc lựa chọn những thực phẩm lành mạnh.

Theo bác sĩ JI Li-nong (trưởng khoa nội tiết, Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh): Khi đường huyết tăng, cơ thể sẽ có cảm giác ngứa.

Nhìn chung, khi cơ thể có 3 vị trí này bị ngứa thì đó là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, bạn nên thử đường huyết sớm.

3 vị trí ngứa trên cơ thể chính là dấu hiệu đường huyết tăng cao

1. Ngứa da, ngứa đầu

Bệnh nhân tiểu đường do có lượng đường trong máu cao nên tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, trong khi đó da không được cung cấp dinh dưỡng từ máu nên dễ bị tổn thương. Vì những nguyên nhân trên nên bệnh nhân thường bị những bệnh nhiễm trùng da, viêm chân tóc, viêm chân lông... gây ngứa da nghiêm trọng.

1 Co The Co 3 Cho Bi Ngua Canh Bao Duong Huyet Tang Cao Qua Muc Nen Tranh An 3 Mon De On Dinh Duong Trong Mau

2. Ngứa chân

Ngứa chân là một trong những dấu hiệu điển hình khi lượng đường trong máu tăng cao. Theo các chuyên gia nội tiết, khi đường huyết tăng, cơ thể sẽ bị mất nước và giảm tưới máu nuôi dưỡng da. Cộng thêm các dây thần kinh bị tổn thương khiến quá trình bài tiết mồ hôi ở da rối loạn, gây khô da, ngứa ngáy rất nhiều, đặc biệt là ở vùng da chân.

Ngoài ra, ngứa ở chân cũng có thể xuất hiện khi bị nhiễm nấm do tiểu đường, chỗ ngứa thường là kẽ chân, bàn chân... Khi bệnh nhân bị ngứa do nấm sẽ cần được bác sĩ chỉ định dùng thuốc trị nấm để điều trị.

3. Ngứa tai

Khi lượng đường huyết trong cơ thể dần tăng cao sẽ kích thích tuyến bã nhờn và chất nhờn tiết ra một lượng lớn ráy tai nên tai sẽ thường xuyên bị ngứa. Nhiều bệnh nhân tiểu đường chủ quan, bỏ qua dấu hiệu này nên đã không kịp thời điều trị bệnh ở giai đoạn sớm. Do vậy, nếu tình trạng ngứa tai thường xuyên xảy ra, ngày càng nặng nề thì bạn nên thử lượng đường huyết của mình.

3 thực phẩm tuy không ngọt nhưng lại có thể khiến lượng đường huyết tăng cao

1. Xôi

Gạo nếp có chỉ số đường huyết rất cao, nếu ăn xôi liên tục trong thời gian dài sẽ khiến lượng đường huyết tăng cao đột ngột. Bạn hãy ăn khẩu phần ít, cách xa nhau để tránh làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường.

2. Đồ chiên rán

Đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ không chỉ gây rối loạn nội tiết, khiến cơ thể béo phì mà còn khiến lượng đường trong máu không ổn định, kéo theo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, đồ chiên rán cũng ảnh hưởng đến tuyến tụy, dẫn đến việc tiết insulin không đủ nên sẽ khiến lượng đường huyết trong cơ thể tăng đột biến. Các chuyên gia cho rằng muốn ổn định đường huyết thì đừng nên tham ăn nhiều đồ chiên rán.

3. Cháo trắng

2 Co The Co 3 Cho Bi Ngua Canh Bao Duong Huyet Tang Cao Qua Muc Nen Tranh An 3 Mon De On Dinh Duong Trong Mau

Ăn cháo thường xuyên có thể khiến lượng đường trong máu không ổn định.

Cháo trắng dễ tiêu, giúp bồi bổ đường ruột, dạ dày, tăng cảm giác no. Tuy nhiên cháo càng nấu lâu càng mềm, tinh bột bị phân hủy thành đường glucose, dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn trong cơ thể. Bên cạnh đó nhiều người còn có thói quen cho đường vào cháo trắng để ăn khiến cho lượng đường trong món này càng tăng. Ăn cháo thường xuyên có thể khiến lượng đường trong máu không ổn định, cũng là một trong những thủ phạm của bệnh tiểu đường.

Theo Pháp luật và bạn đọc




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC