Những con số hãi hùng về căn bệnh ung thư
Theo thống kê, mỗi năm ước tính thế giới có thêm 14,1 triệu ca ung thư, 8,2 triệu người chết vì ung thư , trong đó hơn 4 triệu người chết trẻ trong độ tuổi từ 30 – 69 tuổi.
Nếu không được kiểm soát thì đến năm 2025 con số này được dự đoán sẽ tăng lên đến 19,3 triệu ca mắc ung thư mới và hơn 11,5 triệu người có thể tử vong vì căn bệnh này.
Tại Việt Nam, trung bình hàng năm có thêm 200.000 ca được chẩn đoán mắc ung thư mới, có đến hơn 70.000 trường hợp tử vong; số người chết vì ung thư tại Việt Nam chiếm đến 73,5%; trong đó tổng số bệnh nhân ung thư tử vong do phát hiện bệnh quá muộn chiếm gần 80%…
Trước thực trạng đó, đã có rất nhiều chuyên gia, bác sỹ đã tiến hành các cuộc thí nghiệm để tìm ra nguyên nhân, cách phòng chữa căn bệnh quái ác này và tiến sỹ, bác sỹ người Nhật Yanagisawa đã đưa ra một phát kiến đầy ý nghĩa cho công cuộc phòng chống ung thư trên toàn cầu.
100% máu của các bệnh nhân ung thư có tính axit
Theo một nghiên cứu tại Nhật, 100 bệnh nhân ung thư được lấy máu xét nghiệm, kết quả cho thấy máu của cả 100 bệnh nhân này đều mang tính axit.
Tiến sỹ Otto Heinrich Warburg – chuyên gia hóa sinh người Đức đã từng nhận giải Nobel cho biết, môi trường thiếu oxy khiến những tế bào bình thường trở thành tế bào ung thư; mà việc máu bị axit hóa là nguyên nhân tạo nên môi trường thiếu oxy trong cơ thể con người.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tế bào ung thư chỉ có thể phát triển mạnh tại những cơ thể có môi trường máu có tính axit, đây là môi trường thuận lợi cho căn bệnh này phát triển.
Vì vậy những người có môi trường máu mang tính axit đặc biệt có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư.
Những thói quen thường ngày hình thành môi trường axit trong máu dẫn đến nguy cơ mắc ung thư
Thức khuya
Những người thường xuyên thức khuya có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính cao hơn cả những người thường xuyên uống rượu hoặc hút thuốc lá.
Ngủ sau 1 giờ đêm gây rối loạn hệ tuần hoàn và nội tiết tố trong cơ thể. Nội tiết tố bị rối loạn sẽ sản sinh ra nhiều độc tố trong cơ thể, điều này khiến máu trong cơ thể bị axit hóa.
Chính điều này khiến những người hay thức khuya dễ mắc các bệnh mãn tính hơn những người thường xuyên hút thuốc hoặc uống rượu.
(Nguồn: Internet)
Ăn khuya
Ăn khuya khiến cơ thể mệt mỏi không thể dậy sớm vào ngày hôm sau, đồng thời làm tổn hại đến gan. Thông thường, ăn sau 8 giờ tối đã được coi là ăn khuya.
Ăn khuya khiến cơ thể mệt mỏi, không thể dậy sớm vào ngày hôm sau vì khi ngủ các cơ quan trong cơ thể cũng ở trạng thái nghỉ ngơi, chúng dừng hoặc giảm mức độ hoạt động.
Vì vậy, những thức ăn bị giữ lại ở ruột sẽ bị chua và lên men rồi sản sinh độc tố gây hại cho cơ thể.
(Nguồn: Internet)
Không ăn sáng
Không ăn sáng hoàn toàn là một thói quen ăn uống xấu, cần phải bỏ vì nó gây nên rất nhiều tác hại cho cơ thể. Việc không ăn sáng cũng khiến máu trong cơ thể bị axit hóa, gây nguy cơ bị ung thư.
(Nguồn: Internet)
Ít vận động
Vận động dưới ánh sáng mặt trời và tiết ra mồ hôi có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ cơ thể bài tiết các chất mang tính axit (độc tố) ra ngoài cơ thể.
Lối sống lười vận động khiến cho những độc tố có tính axit ngưng đọng trong cơ thể người trong thời gian dài dẫn đến việc máu trong cơ thể bị axit hóa.
Gánh nặng tâm lý
Các nhà khoa học phát hiện, khi một người tức giận, đặc biệt là khi phát nộ xung thiên, trong hơi thở họ thở ra đều có độc.
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều phải đối mặt với rất nhiều thứ áp lực. Khi áp lực, căng thẳng không được giải tỏa thì đồng thời cũng khiến máu trong cơ thể bị axit hóa (bị nhiễm độc).
(Nguồn: Internet)
Những dấu hiệu chứng minh cơ thể bạn đang có nhiều độc tố
– Da không hoặc ít đàn hồi, nhợt nhạt và thiếu sức sống.
– Dễ nổi nốt hoặc mụn trứng cá
– Dễ cảm thấy mệt, thèm ngủ, chỉ cần vận động một chút là đã cảm thấy mệt
– Trạng thái tâm lý không ổn định, dễ nổi cáu
– Thường bị chảy máu răng, vết thương ngoài da chậm khép miệng, dễ bị bầm tím
– Chức năng của gan, thận và dạ dày không tốt
– Thường bị táo bón
– Thích ăn đồ ngọt, thường có cảm giác có vị lạ trong miệng
– Đổ mồ hôi chân, tứ chi thường cảm thấy lạnh
– Mùa hè thường bị muỗi cắn.
Sau những kiến giải khoa học phía trên, mỗi chúng ta cần lập ra ngay một kế hoạch điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý để đảm bảo cơ thể khỏi những căn bệnh, đặc biệt là căn bệnh nan y khó chữa, ung thư.
Nguồn: Afamily/TTVN