Mỗi món ăn chung cần phải có muỗng to, đũa lớn riêng biệt để xúc hay gắp thức ăn vào bát cơm của mỗi người.

Có một số thói quen ăn uống của người Việt không tốt cho sức khỏe. Trong bữa ăn, mọi người có thói quen dùng chung một bát nước mắm/bát muối, chung đũa hoặc dùng đôi đũa đang ăn của mình "khua khoắng" đồ ăn trên đĩa thức ăn...

Độc giả Minh Thành kể: "Trong bữa ăn, tôi rất sợ những người hay nói lớn, đặc biệt là thích nhoài người qua mâm cỗ để chuyện trò, cụng ly. Kiểu gì họ cũng văng một ít nước miếng từ miệng vô đó. Không khí vui vẻ nhưng cũng rất mất vệ sinh".

Độc giả Phương: "Đâu cần chờ tới có virus vorona rồi mới không chấm chung chén nước mắm. Một chén mắm mà chấm chung cả bàn ăn, một nồi lẩu mà đũa của cả bàn ăn cho vào khoắng rồi gắp thức ăn, dùng đũa mình đang ăn gắp thức ăn cho người khác, khi gắp miếng thức ăn lên rồi không vừa ý bỏ xuống rồi dùng đũa lựa qua lựa lại chọn miếng khác là vô cùng mất vệ sinh.

Đây là ổ lây các bệnh viêm gan siêu vi B, C, cảm cúm... Một người bệnh là cả nhà bệnh. Mỗi đĩa thức ăn, tô canh hay nồi lẩu nên có một cái thìa, vá lớn dùng chung để múc thức ăn cho vào chén mỗi người. Nước chấm thì ai nấy có chén riêng, lấy ít thôi vừa đủ cho mình ăn. Hơi mắc công chút nhưng vệ sinh và an toàn cho mọi người".

Độc giả huong tran: "Những điều bác sĩ nói xin mọi người áp dụng ngay và luôn, không những chỉ trong thời kỳ dịch bệnh mà ngay cả sau này. Tôi không thích những ai phát biểu "Tôi nuôi chín mười đứa con nên người bằng cách đó". Xin thưa, những gì đúng thì nên phát huy. Những gì chưa đúng thì nên dừng lại".

42 1 Nguoi Viet Nen Bo Thoi Quen Cham Chung Nuoc Mam

Ảnh minh hoạ

Không chỉ hạn chế lây lan virus corona, độc giả Khánh Hòa cho rằng không dùng chung chén nước chấm sẽ hạn chế lây nhiễm nhiều bệnh khác: "Vi trùng lao, viêm gan siêu vi và cúm gia cầm cũng có thể lây lan từ người bệnh sang người không bị bệnh, chứ không riêng virus corona.

Dùng chung đũa, muỗng (gắp, múc cho nhau), chấm chung một chén nước chấm, cầm bánh trái đưa cho nhau và cả thổi chung máy đo nồng độ cồn mà không được khử trùng sau mỗi người thổi, đều có thể bị lây nhiễm virus".

Độc giả Thu đề xuất:

- Không dùng muỗng/đũa đang ăn của mình để lấy thức ăn chung trên bàn.

-

- Nước chấm cũng cần riêng biệt từng người.

- Tuyệt đối không gắp thức ăn hay mời người khác uống rượu/nước của mình. Các loại vi khuẩn, vi trùng rất dễ lây lan qua đường miệng.

 

Nguồn: VnExpress




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC