Hãy quan sát chân thường xuyên để đề phòng 4 hiện tượng này xảy ra, báo hiệu bệnh thận đang đến rất gần.

Thận là một trong năm cơ quan nội tạng quan trọng của cơ thể con người. Thận có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sống, giúp đào thải các chất cặn bã và chất độc ra khỏi cơ thể con người. Nếu thận khỏe, sẽ giúp con người bài tiết được nhiều chất thải ra khỏi cơ thể và ngược lại, nếu thận không làm tốt nhiệm vụ của mình, các chất cặn bã sẽ không đào thải được mà đọng lại cơ thể.

Những chất cặn sẽ tích tụ ở ngay trong thận gây tắc nghẽn và làm thận càng suy yếu hơn. Từ đó, ảnh hưởng rất nhiều đến cơ quan khác trong cơ thể như bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt… và ảnh hưởng đến ngoại hình như da đổi màu, rụng tóc, hơi thở có mùi…

Trung y cho rằng kinh lạc của thận bắt đầu từ lòng bàn chân, do đó muốn biết sức khỏe của thận có thể phán đoán bằng cách quan sát bàn chân.

Nếu phát hiện 4 hiện tượng bất thường sau đây ở bàn chân, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận.

1. Chân lạnh

1 Nhin Ban Chan Doan Benh Co 4 Diem Bat Thuong Tren Ban Chan Can Di Kham Than Khan Cap

Ảnh minh họa

Thận lưu trữ tinh khí, nếu thận có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu bình thường, bàn chân là bộ phận xa tim nhất, máu không thể lưu thông đến chân kịp thời, nhiệt độ không được duy trì, và ngay cả khi bàn chân được giữ nhiệt tốt nhất, chân tay lạnh vẫn có thể xuất hiện.

Ngoài ra, thận có chức năng điều tiết nước, nếu thận có vấn đề sẽ khiến tích tụ nhiều nước trong cơ thể, đặc biệt là chân dưới và khiến chân bị phù nề, cộng với việc tuần hoàn máu suy yếu, lâu ngày nhiệt độ của bàn chân luôn ở trạng thái lạnh.

2. Đau gót chân

Thận chi phối xương, bệnh nhân bị bệnh thận cũng có thể bị đau gót chân không thể giải thích được, đặc biệt là ở những bệnh nhân bị thiếu thận. Nên biết rằng kinh mạch của thận khí sẽ đi qua vùng gót chân, nếu thận khí không đủ hoặc thận khí bị suy yếu thì xương cốt và tinh khí ở gót chân sẽ không được nuôi dưỡng đầy đủ, kinh mạch của chân sẽ bị suy yếu và dưới áp lực của trọng lực, các tín hiệu đau sẽ được gửi ra ngoài.

Tất nhiên, cơn đau không chỉ ở bàn chân mà còn gây ra những cơn đau nhức ở thắt lưng và lưng với các mức độ khác nhau. Do đó, khi phát hiện những vấn đề này, mọi người nên chú ý đi khám thận.

3. Móng chân bất thường

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, người có đủ thận khí, móng chân thường hồng hào, nhẵn và bằng phẳng. Thận bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của cơ thể dẫn đến bàn chân và vùng móng không nhận đủ lượng máu cần thiết chuyển sang màu trắng bợt và nhợt nhạt. 

Nếu như móng tay và móng chân có hiện tượng mọc lệch và mỏng hơn so với bình thường, bạn cần đi khám sức khỏe ngay vì đó có thể là dấu hiệu thận đã bị hư.

4. Phù chân

2 Nhin Ban Chan Doan Benh Co 4 Diem Bat Thuong Tren Ban Chan Can Di Kham Than Khan Cap

Ảnh minh họa

Về mặt lâm sàng, những người mắc các bệnh về thận như viêm cầu thận, suy thận có thể gây giảm lượng protein trong máu, đồng thời áp suất thẩm thấu huyết tương của cơ thể người giảm khiến máu của các chi dưới không thể lưu thông tốt đến chân, cộng với việc thận suy yếu không thể điều phối nước, gây ra hiện tượng giữ nước trong cơ thể, bàn chân của người bị bệnh sẽ dễ bị phù nề, sau khi dùng tay ấn vào sẽ thấy trũng xuống và không thể trở lại hình dạng ban đầu.

Trong trường hợp này, tình trạng mất protein trong nước tiểu cần được kiểm soát kịp thời, đồng thời có thể bổ sung protein hợp lý hoặc dùng thuốc lợi tiểu để cải thiện tình trạng bệnh.

Qua đây có thể thấy, người có thận kém cũng có thể gây ra 4 biểu hiện bất thường trên ở bàn chân, nếu không có các triệu chứng này có nghĩa là thận vẫn khỏe mạnh. Điều đáng nói là các vấn đề về thận cũng sẽ ảnh hưởng đến làn da của mọi người như: Miệng, mũi, tai bị thâm đen cũng như đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu buốt, vô niệu, … Mong mọi người chú ý giữ gìn sức khỏe của thận, đồng thời đến bệnh viện để kiểm tra chức năng thận, sau khi phát hiện cơ thể có biểu hiện bất thường, cần được điều trị kịp thời.

Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người cũng cần phải có các biện pháp chăm sóc thận, ví dụ như ăn nhiều nấm mèo, dâu tằm, đậu đen và các thực phẩm khác để thúc đẩy quá trình sửa chữa tế bào thận và cải thiện chức năng thận, cần tập thể dục thường xuyên để tăng cường thể lực và giảm tỷ lệ mắc bệnh thận.

Theo Trí Thức Trẻ




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC