Cô Chen 45 tuổi đến từ Quảng Tây, Trung Quốc làm nghề khai thác nhựa thông đã nhiều năm nay. Ngày nào cô cũng vội vã đi làm từ sáng sớm, chẳng kịp ăn sáng, hoặc kiếm chút gì ăn qua quýt.
Khoảng 1 tuần trước, cô bị đau bụng dữ dội, đành phải đến bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ kiểm tra phát hiện: túi mật, ống mật, hai bên buồng gan của cô xuất hiện rất nhiều sỏi, tình trạng vô cùng cấp bách.
Ảnh minh họa
Ngay lập tức, cô được vào phòng phẫu thuật. Sau ca phẫu thuật kéo dài, người ta lấy ra từ trong người cô tổng cộng hơn 200 viên sỏi lớn nhỏ trong số đó có những viên còn lẫn cả cát đá, có viên to bằng quả trứng.
Bác sĩ phẫu thuật cho biết, trường hợp có nhiều sỏi trong cơ thể như cô Chen là vô cùng hiếm thấy. Quan trọng hơn, bệnh tình của cô Chen trở nên nghiêm trọng như vậy chính là bởi thói quen không ăn sáng của cô.
Tác hại đáng sợ từ thói quen nhịn ăn sáng mỗi ngày!
Nếu nhịn ăn sáng thường xuyên, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe, đặc biệt là các bệnh sau đây:
Kết sỏi ở mật Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn. Tình trạng này kéo dài, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi mật.
Ảnh minh họa
Gây hại cho tim mạch: Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA (Mỹ) cho biết, nam giới bỏ bữa sáng tăng 27% nguy cơ kéo dài cơn đau tim so với những người ăn sáng. Chưa kể những người nhịn bữa sáng nhạy cảm với chứng tăng huyết áp, dẫn đến tắc nghẽn động mạch. Điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch mãn tính, bao gồm đột quỵ.
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2: Đại học Sức khỏe cộng đồng Harvard đã tiến hành theo dõi 46.289 phụ nữ trong vòng 6 năm. Kết quả cho thấy phụ nữ có thói quen nhịn ăn sáng dễ có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 cao hơn so với những người ăn sáng đầy đủ. Thậm chí, chị em trong độ tuổi làm việc nếu bỏ bữa sáng sẽ tăng 54% nguy cơ mắc tiểu đường loại 2.
Viêm loét dạ dày: Dạ dày luôn co bóp không, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, dần dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày. Do ruột rỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó cũng sẽ kết lại thành sỏi.
Ảnh minh họa
Nguy cơ béo phì: Buổi sáng không ăn, nên buổi trưa và buổi tối chúng ta sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn cho đủ năng lượng. Dẫn tới thức ăn sẽ không kịp tiêu hóa hết, khiến cho nhiệt lượng ngày một tăng, lượng mỡ tích tụ lại ngày càng nhiều. Điều này có thể dẫn đến bệnh béo phì.
Tốc độ lão hóa nhanh: Do không ăn sáng nên cơ thể buộc phải huy động lượng đường và protein được dự trữ sẵn để hoạt động, làm cho bề mặt của lớp da bị khô, rám, mất dinh dưỡng, do vậy dễ xuất hiện nếp nhăn nhất là ở vùng mắt và mặt.
Nguyên nhân đau nửa đầu: Hạ đường huyết là một thuật ngữ y tế được sử dụng để biểu thị lượng đường trong máu thấp. Bỏ bữa sáng sẽ làm giảm lượng đường hấp thụ và phải giải phóng các kích thích tố để bù đắp lại lượng đường thấp. Điều này có thể làm tăng huyết áp, gây đau đầu và chứng đau nửa đầu.
Rụng tóc: Những bữa ăn ít protein ảnh hưởng đến mức độ keratin, ngăn ngừa quá trình mọc tóc, thậm chí gây rụng tóc. Trong khi đó, bữa sáng là bữa ăn quan trọng trong ngày và có vai trò thúc đẩy chân tóc mọc thêm. Vì vậy, muốn sở hữu một mái tóc khỏe, không gãy rụng, hãy đảm bảo bữa sáng giàu protein mỗi ngày.
Theo: SUC KHOE & DOI SONG