Lấy nhau từ khi còn trẻ, phải tự lập nên gia đình Xiao Liu (ở Trung Quốc) cũng chịu nhiều áp lực về kinh tế. Để cắt giảm chi tiêu, thực đơn trong bữa ăn hàng ngày của gia đình anh lúc nào cũng có món trứng là chủ đạo. Đối với gia đình anh, trứng không chỉ bổ dưỡng, ngon, rẻ, dễ chế biến... mà cả nhà ai cũng ăn được. Vì vậy, họ thường xuyên ăn trứng, ít nhất là 2-3 quả/ngày/người.
Tuy nhiên mới đây, anh Xiao Li bị chẩn đoán nhồi máu não nhẹ do tăng mỡ máu và phải nằm viện với chỉ số cholesterol lên tới 11 mmol/L. Mức lý tưởng ở một người trưởng thành là 5,1 mmol/L.
Ảnh minh họa
Điều tra về bệnh sử và chế độ dinh dưỡng, bác sĩ đã phân tích hàm lượng cholesterol trong trứng khá cao, có thể lên tới 200 mg/quả (giới hạn trung bình một ngày là 300mg). Xiao Liu và vợ ăn nhiều trứng luộc mỗi ngày nên lượng cholesterol trong cơ thể đã vượt quá mức cho phép.
Về lâu dài, điều này dẫn đến tăng lipid (mỡ) máu, lượng lớn lipid lắng đọng trên thành mạch máu, gây tắc nghẽn, từ đó dễ xuất hiện các bệnh huyết khối và mạch máu não, chẳng hạn như xơ vữa động mạch, nhồi máu não…
Các bác sĩ khuyến cáo, đối với hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh, ăn 1 quả trứng mỗi ngày thường an toàn tùy thuộc vào lượng cholesterol khác trong chế độ ăn uống của bạn.
Với trẻ nhỏ dưới 5-6 tháng một tuần chỉ nên ăn 3 lần, mỗi lần một nửa lòng đỏ trứng gà dưới dạng nhuyễn như nấu bột hay nấu cháo.
Với trẻ trên 7 tháng mỗi bữa ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà.
Với trẻ từ 8 - 9 tháng tuổi, mỗi bữa ăn 1 lòng đỏ trứng gà
Với trẻ từ 10 - 12 tháng tuổi cho ăn cả lòng đỏ và lòng trắng và mỗi bữa ăn 1 quả
Với trẻ từ 1 - 2 tuổi ăn từ 3 - 4 quả/tuần
Với người bị cao huyết áp hoặc cholesterol máu cao vẫn có thể ăn trứng vì qua những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ đã khẳng định là ăn trứng không làm tăng huyết áp và cholesterol máu. Tuy nhiên chỉ nên ăn 1-2 lần trong một tuần.
Lưu ý, không ăn trứng cùng với các thực phẩm sau:
- Không nên kết hợp ăn trứng với đường để tránh cảm giác bụng dạ khó chịu, đồng thời khó hấp thu được chất dinh dưỡng từ trứng.
- Không nên ăn trứng với tỏi, không ăn trứng để qua đêm, đặc biệt là không ăn trứng kho…
- Một số nhóm đối tượng sau nên hạn chế ăn trứng: người bị tăng mỡ máu, tiền sử mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường…
- Người dễ bị dị ứng không nên ăn trứng sống như húp trứng sống, trứng đánh kem, luộc chưa chín hẳn (trứng chần, luộc lòng đào…).
- Không ăn trứng chưa chín sẽ khiến cơ thể dễ mắc những loại vi khuẩn gây hại, tồn tại sẵn trong trứng, nhất là từ vỏ trứng lây lan vào trứng trong quá trình chế biến.
- Không nấu trứng chín quá bởi sẽ làm phân hủy, mất tác dụng của chất sắt có trong trứng.
- Nên chọn trứng tươi, không dập nát, không bám bẩn. Đối với trứng tươi, bạn cũng nên ăn trong thời gian nhất định, không nên để quá lâu sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của trứng.
Theo Gia đình và xã hội