Chiết xuất từ cây stevia là một chất ngọt tự nhiên thay thế cho đường. Nó có thể ngọt hơn gấp 300 lần đường bình thường nhưng ít béo và không gây sâu răng.
Từ tháng 12, chiết xuất từ cây stevia sẽ được dùng thay thế đường trong chế biến thực phẩm tại EU. Vậy, stevia là gì?
Stevia được gọi là: "Stevia rebaudiana" và còn được biết đến là thảo mộc làm ngọt hay thảo mộc mật ong.
Stevia được nhà thực vật học người Thuỵ Sĩ Moises Bertoni Giacomo phát hiện vào năm 1887 ở Nam Mỹ. Hiện chúng đã được trồng tại các đồn điền từ năm 1970.
Các nhà máy chiết xuất Stevia có thể cho gia một loại chất làm ngọt gấp 30 lần đường thông thường hiện nay. Thậm chí, chiết xuất bằng phương pháp công nghiệp có thể ngọt gấp 300 lần.
Thành phần làm ngọt của cây được gọi là Steviol. Chúng được chiết xuất từ lá của cây. Đầu tiên người ta phơi khô lá sau đó trộn với nước hoặc rượu và các thành phần mong muốn. Sau đó, hỗn hợp được kết tinh. Vì sản xuất là một quá trình hoá học nên thực sự chất làm ngọt stevia không hoàn toàn là "chất làm ngọt tự nhiên" như đề cập.
Tuy nhiên, Stevia tốt hơn sử dụng đường. Đường có thể gây ra các bệnh như sâu răng, béo phì, bệnh tim mạch. Stevia hầu như không có calo phù hợp với bệnh nhân tiều đường. Tin đồn, stevia gây bất lực là không đúng sự thật.
Trong ngành công nghiệp thực phầm, Stevia được sử dụng trong ngũ cốc, cá đóng hộp, khoai tây chiên, sữa chua calo thấp và kem. Các sản phẩm như sô cô la, súp, bia không cồn có thể sử dụng Steviolglykoside (Stevia) như một chất phụ gia.
Người tiêu dùng có thể mua và sử dụng Stevia trong công việc nấu nướng của mình. Stevia đã được nhập khẩu vào châu Âu và được kiểm tra chất lượng. Các nghiên cứu kéo dài 2 năm và chi phí tới vài triệu Euro.
dieu.pham-©tintucvietduc.de
Theo Bild.