Các nhà khoa học đã phát hiện những bằng chứng về mối liên hệ giữa bệnh ung thư gan và các phương pháp điều trị bằng dược thảo truyền thống Trung Quốc ở khu vực châu Á.

42 1 Ung Thu Gan Co Lien Quan Den Thuoc Bac

Nhân sâm Hàn Quốc được phân loại tại một nhà máy ở đông bắc Trung Quốc (Getty Images)

Theo phúc trình được công bố trên tạp chí y học Science Translational Medicine ngày 18/10, các kết quả nghiên cứu đã đề xuất phải ban hành những biện pháp gắt gao hơn để ngăn chặn người dân tiêu thụ các loại axit aristolochic (AA), một loại axit được chiết xuất từ cây dây leo thuộc họ Aristolochia.

Axit aristolochic là nhóm axit gây ung thư, đột biến gien và gây hại đến thận.

Loại axit này có thể tìm thấy trong những bài thuốc cổ truyền Trung Quốc, được sử dụng để giúp các bà mẹ sau sinh chống nhiễm trùng và hỗ trợ làm lành vết thương.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành xét nghiệm trên 98 mẫu khối u gan được lưu trữ tại nhiều bệnh viện ở Đài Loan, và phát hiện có 78% các mẫu này chứa các mẫu đột biến, điều đó có nghĩa là, có khả năng bệnh ung thư là do tiếp xúc với các hóa chất trên.

Do các loại axit này gây ra 'một chỉ dấu đặc trưng cho thấy rõ ràng sự đột biến', nên các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu thêm 89 mẫu ung thư gan ở Trung Quốc và phát hiện có 47%  trong số đó có liên quan đến các thành phần dược liệu cổ truyền.

42 2 Ung Thu Gan Co Lien Quan Den Thuoc Bac

Tại Việt Nam, cứ 5 trên 26 (19%) mẫu ung thư được nghiên cứu cho thấy kết quả tương tự, và tỷ lệ này ở những quốc gia Đông Nam Á khác là 56%.

Mối liên quan giữa ung thư gan và thuốc Bắc, trái lại, không phổ biến ở Bắc Mỹ (chỉ có 5% trên tổng số 209 mẫu ung thư) và 1.7% trên tổng số 230 mẫu ở châu Âu.

Năm 2003, Đài Loan đã cấm các bài thuốc sử dụng thảo dược trên sau khi phát hiện ra axit aristolochic có thể gây ra suy thận và ung thư bàng quang.

Tuy nhiên, cũng theo phúc trình, không có lệnh cấm tuyệt đối nào được áp dụng dược ở Trung Quốc và Đài Loan, và chỉ một số loại cây cụ thể, chứ không phải tất cả loại cây nào chứa AA hoặc chất chiết xuất cũng đều bị cấm, điều này làm người tiêu dùng khó khăn trong việc phòng tránh.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm ra rằng những đột biến liên quan đến AA trong ung thư gan ở Đài Loan đã không giảm sau khi lệnh cấm được thực thi.

Điều này có thể do cần nhiều thời gian để ghi nhận thay đổi. Điều này cũng từng xảy ra với ung thư do thuốc lá, sau khi hút thuốc được biết gây ra ung thư phổi.

Hoặc cũng có thể do người dân vẫn tiếp tục sử dụng AA từ các sản phẩm khác và thảo dược hỗn hợp khác vẫn chứa loại axit này.

Nguồn: sbs.com.au




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC