Kết quả quét MRI não bộ của trẻ từ 3 đến 5 tuổi cho thấy các bé tự do xem màn hình quá 60 phút/ngày có hàm lượng chất trắng trong não thấp hơn so với nhóm trong vòng kiểm soát.

Trong đó, chất trắng là vùng quan trọng cho sự phát triển của ngôn ngữ, khả năng đọc viết và các kỹ năng nhận thức.

42 1 Xem Man Hinh Hon Mot Giongay Da Du Gay Hau Qua Ca Doi Cho Tre

“Đây là cuộc nghiên cứu đầu tiên ghi nhận sự liên quan giữa thời gian xem màn hình và khối lượng cấu trúc não và kỹ năng sụt giảm ở trẻ từ 5 tuổi trở xuống”, theo Đài CNN dẫn lời tác giả báo cáo, bác sĩ John Hutton của Bệnh viện Nhi đồng Cincinnati (Mỹ).

“Phát hiện trên vô cùng quan trọng vì não đạt được tốc độ phát triển nhanh nhất trong vòng 5 năm đầu đời. Đó là thời điểm não bộ vô cùng dẻo dai và hấp thụ mọi thứ, hình thành những mối liên kết mạnh mẽ kéo dài suốt đời”, bác sĩ Hutton nhấn mạnh trong báo cáo đăng trên chuyên san JAMA Pediatrics

Màn hình bám theo con trẻ khắp nơi

Thời nay, màn hình được thu nhỏ dưới dạng điện thoại di động, máy tính bảng, cho phép chúng bám treo con trẻ khắp nơi. “Bọn trẻ có thể mang theo màn hình lên giường, lên bàn ăn, lên xe và đến cả sân chơi”, theo trưởng nhóm nghiên cứu.

Thậm chí giới chuyên còn cảnh báo điều đáng quan ngại hơn nữa: độ tuổi trẻ em tiếp xúc màn hình đang ngày càng trẻ hóa.

“Khoảng 90% số trẻ sử dụng màn hình khi mới tròn 12 tháng tuổi”, bác sĩ Hutton cho biết, nhưng vẫn có những trường hợp cha mẹ cho trẻ tiếp xúc màn hình khi chúng mới 2 đến 3 tháng tuổi.

 

Nguồn: Báo Thanh Niên




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC