Ðến năm tôi sắp quá tuổi lấy vợ thì gia đình tôi đi khỏi số nhà ấy. Viện tôi có đợt phân nhà. Tôi lúc đó là kỹ sư hai, vì được tiếng là người Hà Nội, mà đã thế thì thể nào cũng có nơi ở rồi,dĩ nhiên không có tên trong danh sách. Lúc đó thèm một đêm trở dậy thấy mình là thằng kỹ sư nhà quê mới ra trường chỉ có cái bàn qua đêm ngay tại phòng làm việc.
Rốt cục tôi cũng nhận được mười hai mét vuông, một phòng trong một căn hộ hai phòng ở một khu cao tầng mới xây phía bắc ngoại thành Hà Nội. Sau khi đã ê mặt kèo nài ở đủ mọi nhà chức sắc trong viện, từ viện trưởng tới trưởng phòng hành chính, tới thư ký công đoàn và sau khi đã nộp ba chỉ theo yêu cầu để hoàn thiện nhà. Phòng trong mời sáu mét thuộc về một anh bạn cùng viện. Anh này có cái mác như tôi từng ao ước: gốc quê, có địa chỉ thường trú là phòng làm việc cơ quan, nên sự xin nhà của anh không lắm nhiêu khê. Nhận nhà nhưng anh không ở. Anh có cái may lấy được vợ giàu nhà mặt phố nên vui lòng để lại cho tôi với giá sáu cây. Kể giá thế là rất mềm. Bố mẹ tôi tính toán một đêm rồi đưa tôi đủ số vàng để chồng cho anh. Sau đó thì bố mẹ tôi theo tôi ra ngoại thành ở.
Các cụ có phấn khởi không tôi không rõ. Nhng tôi thì cái hôm khuân đồ đạc xuống đường chờ xe cơ quan đến chở giúp cứ nao cả lòng. Dù gì thì tôi cũng ở số nhà này từ khi được sinh ra. Bố tôi cũng sinh ra ở đây. Ông tôi cũng vậy. Cụ nội đã xây nên nó. Gốc gác nhà tôi vốn ở trên Thái. Giàu xó quê không bằng ngồi lê thành thị. Nói vậy nhưng thực ra cụ tôi bạt về Hà Nội chỉ vì nghèo. Nghe kể các cụ đã làm nhiều nghề, rất nhiều nghề. Cuối cùng trụ lại ở nghề buôn chè và nhờ thế mà xây nổi cái nhà mang số... ở Hàng Ðào này. ở chưa được mấy ngày thì tiếp quản thủ đô. Số nhà không đổi nhưng trong đó không chỉ có nhà tôi. Thoạt đầu, bà tôi mời một người bà con xa là cán bộ kháng chiến về cùng ở. Rút lại nhà vẫn bị trưng thu. Tầng dưới vốn là kho chứa chè và cửa hàng, sở Nhà Ðất điều thợ tới xây rất nhiều vách ngăn lửng chia thành từng ô nhỏ chừng mời sáu mét vuông. Mỗi ô ấy có một gia đình chiếm cứ. Nhà tôi trước ở trọn tầng trên, nay diện tích đó được chia cho hai gia đình nữa. Toalet, phòng tắm trên gác đến thời tôi lớn đã được sửa thành phòng xép vì nước không bao giờ lên tới nơi. Cả số nhà dùng chung một nhà vệ sinh hai ngăn, một bể nước, một mảnh sân chung. Tắm thì có một phòng riêng xây ở góc sân, không mái, cửa gỗ mục nên chỉ che được nửa chừng, ở ngoài có thể nhìn thấy nửa bắp chân người đang tắm.
Khi còn nhỏ, thật tình tôi thích sự đông vui đó. Trẻ con chưa biết xấu hổ, cũng không biết chờ đợi. Buồn ị thì mẹ đặt cho cái bô ở một xó. Tắm thì cởi truồng ra chờ mẹ kỳ cho. Chẳng phiền hà. Ðầy thú vị. Cửa giả nhà nào cũng chỉ khép làm phép. Hành lang thì tối tăm. Chơi trốn tìm hết ý. Ðến lúc lớn rồi thì biết khổ. Các nhà hầu hết là con đàn. Con đàn lại sinh con. Vậy là mỗi gia đình đều có ít nhất ba thế hệ cùng chung sống. Cái sân chung đã nhỏ nay càng thêm nhỏ. Một nhà lì lợm đặt một cái chuồng gà công nghiệp để tận dụng cơm thừa của cả xóm. Nhà khác làm theo, quây một góc sân thả chú lợn choai. Cầu thang dẫn lên nhà tôi lúc nào cũng sặc sụa mùi phân gà và mùi nước vo gạo chua. Chẳng ai dám nói. Nghĩ cho cùng, nếu còn chỗ để mình làm thế thì hẳn mình cũng làm. Cũng là một món phòng khi nhỡ nhàng. Người ở tăng lên gần gấp ba mà nhà tắm vẫn là nhà tắm ấy, nhà xí vẫn là nhà xí ấy. Phải mùa nóng, khu phố cổ khổ vì thiếu nước thì cả số nhà lúc nào cũng phảng phất mùi đất trồng rau ở ngoại thành. Không có nơi nào cho khí thoát ngoài cái ngõ tối hun hút lởm chởm vách ngăn bằng ván các nhà tự tạo và mảnh sân con vốn là đáy cái giếng giời. Mỗi buổi sáng, mảnh sân con chật ngời. Ðàn bà lo cơm nước chuẩn bị đi làm. Ðàn ông dậy muộn hơn lo đánh răng rửa mặt. Nhà tắm giờ này thường vắng, nhưng nhà xí thì luôn cửa đóng then cài. Cứ nhìn mấy ngời lảng vảng ở sân là biết ngay tất cả đang chờ nhập trạm luân chuyển ngũ cốc. Tôi, một mét bảy tư, râu quai nón, mà tính lại hay ngượng, cứ mỗi lần phải đi ngang các bà các cô để bước vào chỗ đó là người nổi rôm. Cả những lúc loay hoay trong nhà tắm cũng thế. Không biết giấu đi đâu hai cẳng chân đầy lông và cái mặt nhễ nhại nước.
Chưa ra trường tôi đã biết cái bi kịch của một số không ít trai Hà Nội. Không có nhà thì không lấy được vợ, mà không có vợ thì đừng nói tới chuyện phân nhà. Nhưng yêu, ai nhịn được yêu. Tôi đã yêu. Một cô bé cùng số nhà. Tôi lên năm cuối cùng thì em vào đại học sư phạm, khoa văn hẳn hoi. Ðúng khoa hai bác hàng xóm nhà tôi dạy. Một bác, bác già, là giáo sư cổ văn, cả đời sướng vui với những bản văn mới phát hiện được của những thời đại xa lăng lắc. Bác trẻ hơn thì nghiên cứu lý luận văn học. Ngày nào đi ngang cửa nhà bác cũng nghe loáng thoáng những là lý thuyết tảng băng trôi, những là chủ nghĩa huyền thoại - toàn những thuật ngữ tôi mù tịt. Bà tôi và hai bác giáo sư là những người sống ý nhị và có uy nhất số nhà. Hàng xóm hay nhường bà và các bác lấy nước trước có lẽ vì vậy, chứ chẳng phải vì hai bác là học giả hay vì bà tôi là chủ cũ nơi đây. Ai về số nhà này cũng là theo quyết định của sở Nhà Ðất, chẳng phải lụy bà tôi một mảy. Thời gian đã dài đến nỗi bà tôi chẳng bao giờ nhắc tới chuyện đó, mà anh em tôi lớn lên cũng chẳng mấy khi nhớ rằng lẽ ra mình đã là người làm chủ. Khi tôi và em yêu nhau, cả số nhà đều có vẻ bị kích động. Bà và bố mẹ tôi im lặng một cách đáng ngại. Hai bác giáo sư thì đầy vẻ tán đồng. Em gái tôi có vẻ phởn. Nó chơi với em và thích em thành chị nó: "Ðứa nào béo thì thường tốt bụng. Mẹ bạn em bảo thế. Nó mà làm dâu nhà mình thì yên chí cháu ông cháu bà đâu ra đấy. Vấn đề là phải chạy được một chân dạy ở Hà Nội. ấy quên! Chị ấy! Bập bập!" Nhng quan hệ giữa tôi và cô gái nhà ngoài cùng thì tồi tệ hẳn. Nhà em và nhà cô ta ở sát vách nhau. Ngày trước, khi buôn bán thì cũng chỉ được bán những thứ như ống chỉ, táo dầm hay ô mai thì nhà ngoài - xa vốn là cửa hàng của nhà tôi - chẳng bao giờ gỡ ván cửa thông ra phố. Nay, nhà ngoài phá tường, lắp cửa sắt, mở cửa hàng bán đồ xa xỉ, từ thỏi son tới xi-lip đàn bà. Toàn bán buôn. Nhà giàu lên vù vù, nhưng càng ngày càng chật vì hàng họ. Họ tính chuyện mở rộng bằng cách ép nhà trong đi nơi khác. Dàn xếp không xong. Những xích mích vụn từ đời tám hoánh nào nay biến thành căng thẳng thường nhật. Yêu em, tôi cũng bị vạ vì những quan hệ dớ dẩn đó. Có lần em và tôi vừa líu ríu dắt xe ra phố, cô gái nhà ngoài đang ngồi đếm tiền chợt nói vỏng vót: Lấy chồng thì lấy chồng gầy Về ăn rau muống nó đầy người ra Lấy vợ thì lấy vợ to Về ăn rau muống nó co thì vừa. Những tiếng cời như phá đố vỡ ra. Thật chẳng khác gì bị vả vào mặt mà hai đứa vẫn phải im lặng đi ngang. Lại có lần, tất cả đang quần tụ ở sân chờ lấy nước, ông giáo sư cổ văn chẳng biết nghĩ gì lại đùa: "ấy cứ như cô Vi lại sướng. Từ ngày bung ra, tôi để ý ít thấy cô lai vãng ra cái sân này. Ăn thì gọi hàng đa vào. Tắm gội thì ra dịch vụ nước nóng bên Hàng Da..." Cô Vi chao chát: "Cảm ơn bác đã mừng cho nhà cháu. Cháu ít học thành phải đâm sấp dập ngửa sớm. Vậy mà lại may bác ạ. Chứ thời buổi này học cho lắm vào có thành thầy thành cô thiên hạ thì rồi cũng thành giáo dở mà thôi. Cháu đọc báo thấy bảo giáo viên mới ra trường bây giờ nhiều người mất dạy lắm". Chủ ý cô nói chắc chỉ là cho chúng tôi nghe. Nhưng ông giáo sư im bặt, lùi lũi bê rổ rau lên gác. Nhìn ngang, mắt em ướt nước. Em gái tôi đang giặt đứng phắt dậy, nghĩ thế nào lại ngồi xuống hậm hực vò.
Em ra trường, bị phân về Uông Bí và chống quyết định. Tôi đã yên vị ở một viện làm thân công chức đời mới sáng dắt xe đi tối dắt về. Em gái tôi đã lấy chồng nhà giàu về xui tôi cưới. Bà tôi lúc đó mới quay ra thư thả: "Con Thảo hay nhỉ! Phận cháu không được dính vào những việc ấy. Yêu nhau ngần ấy năm, có chậm vài ngày nữa cũng chẳng sao. Tuổi con Thùy bằng tuổi mày.
Vậy năm nay là năm kim lâu, không cưới xin gì được". Mẹ tôi tiếp ngay lời bà: "Bà nói phải đấy. Với lại cháu Thùy công ăn việc làm cha đâu vào đâu. Con gái tiếng là ở phố buôn bán lớn nhng cửa hàng cửa họ không, công việc không, lấy nhau vội thì khổ sớm". Nói rồi mẹ lại nhìn sang tôi, thương cảm: "ấy là ý bà và bố mẹ thế. Con định thế nào thì nói để cả nhà cùng liệu". Chuyện chẳng đâu vào đâu. Tôi cáu, bỏ ra phố. Ngang qua nhà em, thấy em lúi húi gỡ len. Lòng yêu tự dưng nguội dần. Rồi chấm dứt. Không ngờ. Buổi sáng, tôi lăm le xuống sân tính chuyện khỏi phải xếp hàng vào nhà vệ sinh. Ðã thấy em đứng đó cùng một bà cụ già. Mặt em bồn chồn khó tả. Cửa nhà vệ sinh mở. Em đi lướt qua bà cụ. Một tay em vén ống quần hoa mặc nhà. Một tay em cầm cái gầu cao su thủng múc nước dội. Bước chân em nhón nhén. Mặt em nhăn nhăn. Ðột nhiên tôi thấy chán chường. Từ hôm đó, tôi tránh bước chân tới chốn ấy vào giờ cao điểm. Tránh gặp nhau ở sân nước. Những cuộc hẹn tối thứ bảy bắt đầu cách quãng. Rồi bặt hẳn. Em không biết vì sao. Mà có hỏi tôi cũng không biết trả lời sao. Cho tới một ngày bất chợt gặp nhau ở sân nước trước mặt nhiều người, em nói với tôi bằng cái giọng của một cô láng giềng lâu năm. Ðến tận giờ tôi vẫn thầm biết ơn em và cả nhà em. Và tôi khâm phục bà tôi. Chẳng biết bà rõ chuyện của tôi đến chừng nào. Một hôm bà nói bâng quơ: "ở ăn khốn khổ khốn nạn thế này yêu nhau mà lấy được nhau là khó lắm. Giả dụ đã thành vợ thành chồng thì có thể vì thế mà thương nhau hơn. Nhưng chưa ăn ở với nhau, hàng ngày nhìn thấy nhau xẹo xọ rồi thế nào cũng ngượng cũng chán. Mà chưa hẳn là chán nhau".
Mấy năm về sau, bà tôi nằm liệt, song rất tỉnh. Một hôm tôi đi làm về thấy đủ mặt cả nhà, lại có cả bà Toàn Phát bạn bà tôi, trước có cửa hàng buôn tơ lụa ở Hàng Gai. Bà tôi lào thào: "Bà nói với bà Toàn Phát và bố mẹ cháu rồi. Ðêm nay mày đưa bà vào bệnh viện để bà đi". Tôi giật bắn mình. Cả nhà khóc lặng lẽ. Bà ứa nước mắt. Tôi nhìn rõ một giọt rất to lăn vào chân tóc bà. Bố tôi cáu bẳn: "Bà bệnh già. Cũng muốn chết ở nhà. Nhưng cầu thang nhà mình bây giờ bị che chắn cơi nới hết, làm sao đưa được bà đi. Không lẽ xin đập tường nhà hàng xóm dòng quan tài xuống phố". Tôi nhìn quanh. Tôi là cháu đích tôn của bà. Tôi thấy em đứng ở một góc nhà cùng với em gái tôi. Mắt em ướt nước.
Bà tôi "đi". Nhà em chuyển đi. Nghe nói nhà ngoài đưa hai chục cây. Ngày nhà em chuyển, không khí giữa hai gia đình tưng bừng lắm. Nhà tôi cũng chuyển. Bố mẹ tôi muốn cưa đứt đục suốt bán luôn căn phòng cũ rồi đem tiền gửi tiết kiệm lấy lãi ăn. Nhưng con em tôi ra sức ngăn. Nó rất mạnh mồm: "Khi nào bố mẹ thiếu con lo. Cứ giữ nhà để đó cho anh Minh. Chẳng phải mặt phố thì cũng là nhà trong phố, cũng hàng nọ hàng kia chứ bỡn đâu. Thế nào cũng khá". Hóa ra nó tính sát. Cũng vì còn giữ nhà cũ mà tôi không thành dân ngoại thành. Trời đất run rủi thế nào mà tôi lại lấy đúng cô con gái nhà ngoài. Vi đáo để và quá quắt ngày xa lại thành cô vợ đảm và rất đỗi biết điều. Người thoải mái nhất về sự tôi lấy vợ là đứa em gái. Nó phấn khởi cũng bằng ngày xa biết tôi yêu em. Nó bảo: "Anh cứ nhìn mà xem. Viện anh chẳng ai bằng anh. Bây giờ chỉ còn phấn đấu đi tư bản một chuyến, tham quan một hai tháng thôi cũng được để cho nhà vợ thêm phần hãnh diện. Thế là tha hồ ăn lộc vợ". Nó đúng. Vợ tôi bán hàng ban ngày tầng dưới, ban đêm lên ngủ tầng trên. Căn phòng cũ nhà tôi nay đã được nới rộng bằng cách phá tường làm một cái cửa thông sang phòng bác giáo sư lý luận. Bác đi tư bản mấy chuyến về đủ tiền mua đất xây nhà ở nơi khác, để lại phòng cho vợ chồng tôi. Hàng xóm gần bây giờ còn mỗi bác giáo sư cổ văn. Vợ tôi hớn hở: "Ðất cũ của các cụ, hợp với anh. Em và anh phải làm sao thôn tính dần các nhà khác. Ðất này đang phát với chúng mình". Tôi nghe, cười thầm, bực bội nghĩ chờ đến tết Công gô bác giáo sư cổ văn cũng không đi khỏi đây được. Chẳng lẽ sang Pháp để giảng Ðại Cáo Bình Ngô hay Hịch Tướng Sĩ?
Chính ở cửa hàng nhà vợ tôi gặp lại em. Em dường như chủ định đến đúng đó. Em gầy đi so với thời con gái. Vợ tôi vồn vã hỏi thăm và được biết em tìm mua hàng gửi cho chồng đang là nghiên cứu sinh ở Nga. Lúc em gói ghém ra về, tôi cằn nhằn vợ bán cho em còn ăn lãi. Vi nói nhẹ nhàng: "Buôn bán như anh thì có nước đóng cửa hàng vì thiếu tiền nộp thuế. Trên đời có phải mình chị ấy là người quen đâu. Chị ấy cần số lượng lớn. Cũng là để bán đi. Em ăn lãi có một giá, nhưng chị ấy mua được hàng thật. Mà lãi thế cha gọi là lãi được, vì buôn bán là phải tính chuyện vốn đọng, hàng hư hao. Có anh trách em. Chẳng qua ngày xa anh yêu chị ấy. Chứ chị ấy là người biết việc đấy. Em cũng không ngờ. Cứ tưởng vẫn như ngày xưa ở số nhà này, chỉ những sách với sách suốt ngày, nhìn sốt cả ruột. Chị ấy sẽ thành bạn hàng của em cho mà xem!" Nàng cười khó chịu: "Ôi, ông cả đời ở phố mà cứ như cả ngố. Không biết các cụ ngày xa làm ăn lớn đến ngần nào mà xây được cái số nhà này, chứ nhà mình bây giờ tôi nhìn chỉ thấy có cô Linh là đáng mặt để bàn việc lớn".
Ðêm đó, tôi mơ thấy cụ nội tôi - Người tôi chưa bao giờ biết mặt.