Hãy đọc hết 3 lần làm mì của ông bố, bạn sẽ ngộ ra được ý nghĩa về việc dạy con cực ý nghĩa.

 

3 bát mì trứng và bài học nhớ đời dành cho cậu con trai

Một người bố 3 lần dùng bát mì trứng dạy con. Một buổi sáng, bố làm 2 bát mì trứng, một bát mặt trên có trứng, một bát mặt trên không có trứng, đặt ngay ngắn trên bàn, rồi hỏi cậu con trai muốn ăn bát nào?

– Bát có trứng. Cậu chỉ vào bát và nói.

– Nhường cho bố đi, Khổng Dung 7 tuổi đã biết nhường lê, con 10 tuổi rồi.

– Khổng Dung là Khổng Dung , con là con, con không nhường!

Bố hỏi dò : Không nhường thật à?

– Không nhường! Cậu bé kiên quyết trả lời, rồi lập tức cắn lấy một nửa miếng trứng, biểu thị bát mì đã thuộc về mình.

Người bố đối với động tác và tốc độ của cậu con hết sức kinh ngạc nhưng nhẫn nại hỏi lần cuối :

42 1 Bai Hoc Nho Doi Tu 3 Bat Mi Trung Cua Bo Thong Minh Danh Cho Con Trai

– Không hối hận.

Và để biểu thị quyết tâm không gì lay chuyển, cậu ta ăn luôn miếng trứng còn lại.

Người bố lặng lẽ nhìn con ăn xong bát mì, ông quay sang bắt đầu ăn bát mì không trứng của mình, thì ra dưới đáy bát mì của người bố có hai cái trứng, cậu con cũng trông thấy rõ ràng.

Ông chỉ vào hai cái trứng trong bát mì, dạy cậu con rằng:

“Ghi nhớ! Người muốn chiếm tiện nghi, sẽ không bao giờ chiếm được tiện nghi.”

Cậu con cảm thấy xấu hổ.

Lần thứ 2. Buổi sáng chủ nhật, bố lại làm hai bát mì trứng, cũng là một bát trứng nằm bên trên và một bát bên trên không có trứng. Ông vô tư hỏi :

– Con ăn bát nào?

– Con 10 tuổi rồi, con sẽ kính nhường cho bố. Vừa nói vừa lấy bát mì không trứng.

– Không hối hận chứ?

– Không ạ!

Cậu kiên quyết trả lời rồi ăn rất nhanh, nhưng ăn gần hết cũng không thấy trứng đâu, còn người bố bắt đầu ăn bát mì của mình, điều không ngờ là bát mì của ông ngoài cái trứng nằm mặt trên còn có thêm một cái trứng nằm dưới đáy bát. Ông chỉ vào cái trứng nói :

“Ghi nhớ! Người muốn chiếm tiện nghi có thể phải chịu thiệt thòi lớn.”

Ông bố dạy con trai bài học kinh doanh qua cách ăn mì gói để trở thành doanh nhân

Lần thứ 3. Trải qua vài tháng, bố lại nấu hai bát mì và hỏi con :

– Ăn bát nào vậy con ?

42 2 Bai Hoc Nho Doi Tu 3 Bat Mi Trung Cua Bo Thong Minh Danh Cho Con Trai

– Khổng Dung nhường lê, nhi tử nhượng diện. Bố là bậc bề trên, bố chọn trước đi ạ.

– Vậy bố không khách sáo nhé.

Ông chọn lấy bát mì có trứng, cậu con lần này thần thái bình tĩnh không vội như hai lần trước, lấy bát mì không trứng mà ăn. Cậu ăn một lúc thì bất chợt phát hiện trong bát mì của mình cũng có trứng. Người bố ý vị thâm trầm nói với con:

“Ghi nhớ! Người không muốn chiếm tiện nghi, cuộc sống sẽ không để cho họ chịu thiệt thòi.”

 

Cái gì của mình thì sẽ không mất, càng tranh giành thì phúc báo càng hao tổn

Vào triều đại nhà Minh, có một thư sinh tên là Ngô Tử Điềm. Ngô Tử Điềm mồ côi mẹ từ rất sớm, cha cậu cưới vợ hai. Mẹ kế của Tử Điểm rất bất công, bà chỉ đối xử tốt với người con ruột của mình, còn đối với Tử Điềm thì lại rất không tốt. Dần dần trong lòng Tử Điềm có chút bất bình thậm chí oán giận mẹ kế.

Sau này, khi Tử Điềm cưới vợ, mẹ kế cũng không đối xử tốt với vợ của anh ta. Trong lòng Tử Điềm thầm nghĩ: “Thật là bất công, mình không thể chịu đựng thêm được nữa, phải đi tìm mẹ kế nói cho ra lẽ mới được". Thế là Tử Điềm bèn đi tìm mẹ kế nói chuyện. Nhưng lại bị vợ bắt gặp, vợ anh ta khuyên can rằng: “Chúng ta là con nên chịu nhịn một chút.”

Sau này, khi cha của Tử Điềm qua đời. Ông có để lại ruộng đất và tiền bạc. Mẹ kế của Tử Điềm chỉ chia cho hai vợ chồng Tử Điềm một số đất ít ỏi còn hai mẹ con bà nhận hết phần tiền và phần lớn ruộng đất. Lần này, Tử Điềm quyết không nhẫn nhịn nữa mà lập tức đi tìm mẹ kế để đòi sự công bằng.

Nhưng vợ biết được và ngăn cản lại. Người vợ còn nói rằng: “Có hại chịu thiệt là phúc! Hơn nữa chúng ta cần phải hiểu, đã là thứ của chúng ta thì có chạy cũng không chạy thoát, đâu có cái nào cứ tranh là được? Càng tranh giành, phúc báo càng bị hao tổn.”

Quả nhiên, không lâu sau vì người con riêng của mẹ kế và cha Tử Điềm có thói quen đam mê cờ bạc, nên toàn bộ tài sản đã nhanh chóng tiêu tan. Hai mẹ con người mẹ kế này phải đi ra đường xin ăn.

Nếu là người bình thường ở vào hoàn cảnh giống như Tử Điềm, chắc hẳn sẽ có người hả hê mà nghĩ: “Đúng là trời xanh có mắt!”.

Nhưng vợ của Tử Điềm đúng là người hiểu lẽ đạo lý. Cô khuyên bảo chồng đi tìm và đón mẹ kế cùng người em về nhà. Sau khi đón mẹ kế và em chồng trở về nhà, hai vợ chồng Tử Điềm cùng giúp người em này bỏ thói quen cờ bạc, khiến hai người họ vô cùng cảm động. Thế là từ đó trở đi, cả gia đình cùng nhau sống cuộc sống vui vẻ, chan hòa.

Về sau, hai vợ chồng Tử Điềm sinh được ba người con trai và cả ba người này sau khi trưởng thành đều thi đậu tiến sĩ. Quả là phúc báo cho những việc làm lương thiện của vợ chồng anh ta.

Ba người con, từ nhỏ đã được mẹ giáo dưỡng lại được tận mắt chứng kiến cách đối nhân xử thế của mẹ nên trong cuộc sống sau này luôn được mọi người kính trọng, gia đình hạnh phúc.

Cho nên, làm người đừng quá so đo, đặc biệt với người thân thiết của mình. Có thiệt hãy biết chịu đựng một chút, người khác thiếu nợ mình, ông trời chắc chắn sẽ trả lại cho mình.

Nguồn: Báo GIÁO DỤC và THỜI ĐẠI

 

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC