Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Reviews Earth and Environment, độ dày lớp băng ở Bắc Băng Dương đang giảm đáng kể so với những quan sát vào năm 1978.
Trong nhiều năm qua, băng tan ở Bắc Băng Dương được xem là thước đo cho tác động của biến đổi khí hậu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, Bắc Băng Dương có thể sẽ không còn băng vào khoảng từ những năm 2020 đến những năm 2030 và tình trạng này sẽ xảy ra trước 2025.
Ảnh minh họa: Reuters
Băng biển thay đổi theo mùa. Tuy nhiên, mỗi năm, lượng băng vào mùa hè lại giảm đi bởi sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra.
Các nhà nghiên cứu cho biết, băng biển thường ở mức thấp nhất vào tháng 9. Tuy nhiên, họ dự đoán, từ năm 2035 đến năm 2067, sẽ có tháng 9 không có băng.
Theo Los Angeles Times, mùa hè không băng đầu tiên sẽ xảy ra khi Bắc Cực có ít hơn 621 km2 băng. Alexandra Jahn, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Colorado Boulder nhận định, điều này không còn là khả năng xa vời và dù mức độ phát thải thế nào thì tình trạng Bắc Băng Dương không có băng vẫn sẽ xảy ra.
Các nhà khoa học của nghiên cứu trên cũng cho rằng việc hiểu rõ hơn về những tác động của Bắc Băng Dương không có băng, trong đó có tác động đến các hệ sinh thái biển, ngân sách năng lượng toàn cầu, độ cao của sóng và sự xói mòn bờ biển, là vô cùng cấp thiết.
Báo cáo thường niên của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) được công bố vào tháng 12/2022 cho thấy, năm 2023 là năm có nhiệt độ cao thứ 6 tại khu vực Bắc Cực và điều này đã khiến băng tại đây tan chảy với tốc độ kỷ lục.
Theo VOV