Câu chuyện của một người con:
"Tôi mua cho mẹ một chiếc điện thoại thông minh. Mẹ nhờ tôi hướng dẫn cách sử dụng. Tôi đã chỉ cho mẹ những chức năng cơ bản, rồi bật máy tính lên để chuẩn bị làm việc.
Lát sau mẹ vào, hỏi lại về một tính năng của điện thoại, tôi chỉ lại cho mẹ.
Thế rồi khi tôi đang xoay xở với một đống việc, mẹ tôi lại vào hỏi tiếp... Sau cùng, bà than rằng điện thoại mới phức tạp quá, không thể dùng được.
Dòng ý tưởng công việc bị cắt ngang mấy lần khiến tôi bực dọc. Tôi gắt lên với mẹ.
Bà ngước lên nhìn tôi khổ sở: "Hay là thôi, mẹ vẫn dùng điện thoại cũ". "Tùy mẹ, mẹ muốn thế nào cũng được", tôi sốt ruột đáp.
Khuya hôm ấy, khi chuẩn bị đi ngủ, tôi nhận được tin nhắn của mẹ: "Con à, mẹ đã già mau quên. Đôi khi mẹ cũng không nhớ cả điều mẹ đã nói. Con đừng trách mẹ.”
Dòng tin nhắn của mẹ làm tôi cay mắt. Tôi biết, mẹ không dám nói chuyện trực tiếp với tôi nên đã nhắn tin. Mẹ sợ làm phiền và sợ tôi cáu gắt.
Những ngày sau đó, mẹ không hỏi tôi về điện thoại nữa. Tự bà mày mò một cách kiên nhẫn, khó nhọc...”
Thái độ trên của người con đã vô tình gửi đến cho người mẹ một thông điệp: Mẹ đã già rồi, đang dần trở nên lẩm cẩm, phiền hà, vô dụng...
Nỗi buồn lớn nhất của cha mẹ khi già yếu, chính là buộc phải trở nên "thận trọng" hơn với con mình.
Nhưng đến một ngày, những "ngọn núi" ấy không còn sừng sững nữa. Đó là khi bố mẹ về già. Họ có nhiều điều không dám hỏi, không dám đề cập với con.
Lý do đơn giản, tuổi tác khiến họ dễ tổn thương; trong khi con cái tự cho mình nhiều kiến thức hơn và dần xem thường cha mẹ.
Đó là một trong những nỗi buồn và cô đơn lớn nhất của tuổi già.