Nhà có tang thì mọi hoạt động vui chơi, kỉ niệm nọ kia phải hoãn. Đấy là một cách ứng xử rất cơ bản mà không chỉ người Việt Nam mà dân tộc nào trên thế giới cũng có.

Đây là công văn của một bộ đáng nhẽ phải có văn hoá ứng xử đáng được coi là mẫu mực nhất.

Tôi không lên tiếng về cái sự kiện kia, bởi tôi có phần thông cảm với công tác chuẩn bị sự tốn kém khi phải hoãn một sự kiện đã được chuẩn bị nhưng cái công văn này thì không chấp nhận được.

Khi thấy một sự việc không hợp lý, người dân hay một thành viên nào đấy của xã hội có quyền lên tiếng phản đối.

Bộ Văn Hoá lại đòi trừng trị những tiếng nói có trách nhiệm với xã hội.

1 Hay Dung Quyen Luc Dung Cach Va Co Van Hoa

Những sự phản đối có tính xây dựng, họ là những người thấu cảm với nỗi đau mất mát của mấy chục người thiệt mạng một cách vô cùng đau đớn, vô cùng kinh hoàng khi cả gia đình cùng chết mà không ai giúp được ai.

Nỗi đau là vô cùng lớn, sự thương cảm có thể biến thành những câu viết nặng nề, điều ấy người có văn hoá sẽ thông cảm được, sẽ hiểu được và nếu là người có văn hoá, người ta sẽ cúi đầu xin lỗi vì đã có hành động, trong trường hợp này là một hoạt động không hợp lý với nỗi đau mà xã hội đang cảm nhận, đang gánh chịu.

Không! Bộ Văn Hoá nhất định không chọn cách ứng xử có văn hoá ấy. Bộ đã quyết tâm thể hiện rằng chúng ta cần rất nhiều nghìn tỉ để phục hưng văn hoá bằng chính hành động ra một công văn đòi một bộ khác xuống tay trừng phạt.

2 Hay Dung Quyen Luc Dung Cach Va Co Van Hoa

Quyền lực cần dùng đúng chỗ là thực thi công lý, nếu không quyền lực ấy sẽ gây ra sự bức xúc lớn hơn trong lòng dân chúng.

Tôi đề nghị Bộ Văn Hoá nên xin lỗi người dân vì cả hai việc, tổ chức một sự việc không đúng chỗ, đúng lúc và ra một công văn vô lý, vô tình, độc đoán, lạm dụng quyền lực và cần "phục hưng văn hoá".

Nhà văn, Võ sư Đoàn Bảo Châu




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC