Tác giả: Thiếu tướng Công an Đặng Văn Dũng.
Việt Nam và Ukraina: Hai bối cảnh địa chính trị tương đồng
Trong số các quốc gia có hoàn cảnh địa chính trị tương tự Ukraina, Việt Nam là nước giống nhất: chỉ cần hình dung đơn giản, Trường Sa tương đương bán đảo Crimea, còn Lạng Sơn, Quảng Ninh giống với Donetsk và Lugansk là thấy rõ.
Trong tình thế tương tự, các quốc gia như Phần Lan, ba nước Baltic, Azerbaijan, Hàn Quốc, Đài Loan — đều lên tiếng ủng hộ Ukraina một cách kiên quyết nhất. Ngay cả Campuchia, một nước thân Trung Quốc, cũng lên án Nga với lý do đơn giản: “có cùng một vị thế địa chính trị”.
Trong khi đó, Việt Nam — với những tính toán thực dụng riêng (đúng sai còn cần bàn thêm) — đã bỏ phiếu trắng. Đây là cân nhắc của lãnh đạo hiện nay.
Dư luận trong nước: Ủng hộ Putin một cách cuồng nhiệt
Điều đáng bàn hơn chính là thái độ của một bộ phận người dân và báo chí trong nước. Khá nhiều người Việt — cả có học và ít học — lại ủng hộ điên cuồng Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tại sao lại như vậy?
Những lý do thường được đưa ra
Nhiều người lý giải rằng:
-
Do có nhiều người từng học tập tại Liên Xô, xem Liên Xô là “siêu tổ quốc”, và coi Putin là người kế thừa nên ủng hộ bất chấp đúng sai.
-
Do mang ơn Liên Xô từng viện trợ vũ khí, lương thực (như mì hạt) trong thời chiến tranh, nên vẫn một lòng ủng hộ.
-
Do tâm lý ghét Mỹ, ghét phương Tây, nên nghiễm nhiên ủng hộ người đối đầu với họ.
-
Do chỉ tiếp cận thông tin qua các kênh báo chí, truyền hình trong nước — vốn phần lớn sử dụng thông tin từ các hãng thông tấn thân Nga — dẫn đến hiểu sai bản chất sự việc.
Tóm lại, có rất nhiều lý do cho một tâm lý hoài niệm quá khứ, dẫn đến việc ủng hộ Putin một cách thiếu tỉnh táo. Đó không chỉ là những người cao tuổi; nhiều người trẻ, được đào tạo bài bản, nếu làm việc trong hệ thống chính quyền thì tỷ lệ ủng hộ Putin càng cao.
Tư duy “khôn – dại” phiến diện
Trong ngôn ngữ của họ, luôn tồn tại phạm trù “khôn – dại”:
-
Chống Nga là dại
-
Theo EU, NATO hay Mỹ là dại
-
Còn theo Putin là khôn
Theo họ, Putin lúc nào cũng sáng suốt, luôn khiến NATO, Mỹ “choáng váng”. Nghe họ phát biểu, đôi khi có cảm giác như đang lắng nghe dư luận viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trong cách nhìn nhận ấy, không hề có bóng dáng của sự mất mát, đau thương ở Ukraina. Quốc gia này bị họ quy chụp là phát xít, Tổng thống Zelensky bị nhục mạ là “thằng hề”. Người dân Ukraina, nền chính trị dân chủ của họ — không được tính đến.
Ngụy trang dưới vỏ bọc “yêu hòa bình”
Một số người trong nhóm này còn giương cao khẩu hiệu “yêu hòa bình, chống chiến tranh”, nhưng thực chất lại ngầm ủng hộ Putin. Họ đổ lỗi cho Ukraina vì “không chịu theo Nga” nên mới xảy ra chiến tranh (!?)
Thật lạ!
Họ là ai?
Họ có thể là người thân quen của chúng ta: bạn học, đồng nghiệp, hàng xóm, anh em, bạn bè từng thân thiết. Có người từng được chúng ta kính trọng. Có người từng mạnh mẽ lên án tham nhũng, từng mong muốn xã hội thay đổi theo hướng dân chủ, công bằng hơn. Có người từng bất bình trước sự chèn ép của Trung Quốc đối với Việt Nam.
Tất cả đều có thể trở thành những người “lên đồng tập thể” trước một cuộc chiến tranh xâm lược rõ ràng do Putin phát động.
Tại sao họ vô cảm?
Sinh ra ở một đất nước từng tan nát vì chiến tranh xâm lược của các nước lớn — cả tư bản lẫn xã hội chủ nghĩa — vậy mà họ không hề động lòng trước cảnh tên lửa tới tấp nã vào các thành phố văn minh, trước cảnh hàng triệu người dân Ukraina phải rời bỏ nhà cửa đi tị nạn?
Điều gì khiến họ mù quáng, nhẫn tâm và vô cảm như vậy?
Tên lửa, siêu tên lửa của Nga bắn vào các thành phố Ukraina. 200.000 quân Nga tràn vào lãnh thổ Ukraina. Thế nhưng họ vẫn dửng dưng, thậm chí trách ngược: “Tại thằng hề Zelensky” (?!)
Có lúc tôi đã không kiềm chế được, phải thốt lên:
“Từ nay, ai gọi một vị tổng thống được dân bầu là ‘thằng hề’, tôi sẽ tự cho mình quyền gọi họ là ‘đồ chó má’!”
Nếu hỏi họ: “Vì sao anh ủng hộ Putin?”
Phần lớn sẽ ấp úng hoặc im lặng.
Họ có yêu Lenin, yêu Liên Xô, yêu chủ nghĩa xã hội không?
Putin thì liên quan gì đến những điều đó?
Putin là người đã công khai sỉ vả Lenin nhiều nhất, chỉ trích vì để mất Phần Lan, vùng Baltic, Ba Lan… vì trao cho các dân tộc Liên Xô quyền tự quyết.
Họ ủng hộ Putin vì Liên Xô từng giúp Việt Nam? Nhưng chính Ukraina là quốc gia ủng hộ Việt Nam nhiều nhất trong thời chiến, nếu tính theo tỷ lệ dân số!
Có người còn biện minh: “Putin xoá khoản nợ 10 tỷ USD của Việt Nam.”
Xin thưa, khoản nợ này chỉ là cách quy đổi tượng trưng từ vật chất sang đô la. Trong đó có cả hạt bo bo! Thực tế, khoản nợ ấy không thể đòi được, và Việt Nam đã “trả” bằng cách theo sát đường lối chính trị của Liên Xô suốt một thời gian dài, như một đồng minh tận tụy.
Những động cơ sâu xa của sự ủng hộ mù quáng
1. Não trạng hai phe thời chiến tranh lạnh
Những người này bị giáo dục quá lâu trong tư duy “phe ta – phe địch”. Họ không thể sống nếu không có một “phe” để dựa vào. Vì Nga là hậu thân của Liên Xô, họ mặc nhiên coi Nga là “phe ta”. Dù hiện nay Nga không còn là một quốc gia xã hội chủ nghĩa, họ vẫn xem Putin là một “lãnh tụ sáng suốt”.
2. Mối thù định kiến với phương Tây
Một bộ phận luôn xem phương Tây là “kẻ thù”, thù ghét mọi giá trị mà phương Tây mang lại. Một số người ghen tị với sự thịnh vượng, tiến bộ của phương Tây — thậm chí vì không có cơ hội định cư tại đó. Họ thần tượng một quá khứ Đông phương huyền ảo nào đó và từ chối hiện thực ngày nay.
Điều trớ trêu là chính nhờ hợp tác với phương Tây, Việt Nam mới có được sự phát triển như hiện nay. Người Việt rõ ràng khác xa người Nhật hay Hàn Quốc trong tư duy phát triển.
3. Nhân sinh quan lệch lạc
Do ảnh hưởng của não trạng “ta đúng – địch sai”, họ phát triển một nhân sinh quan cực đoan. “Ta” luôn tử tế, “địch” luôn phát xít, “ta” khôn ngoan, “địch” ngu dốt…
Không may, Ukraina thuộc phe “địch”, nên bị gán cho mọi tội danh: phát xít, diệt chủng, phản bội…
Họ sẵn sàng dửng dưng trước thảm cảnh tại Ukraina như từng dửng dưng trước bi kịch của hàng triệu thuyền nhân Việt Nam vượt biển năm xưa.
4. Tâm lý “bảo hoàng hơn vua”
Dưới ảnh hưởng của những người dẫn dắt dư luận như Lê Văn Cương, Lê Thế Mẫu, Lê Ngọc Thống…, họ cho rằng chính quyền Việt Nam đứng về phía Putin. Vì thế, họ gào to để chứng minh lòng trung thành.
Trong khi thực tế, Nhà nước Việt Nam không đứng về phe nào. Lập trường của Việt Nam là: các bên cần đàm phán, giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình; tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, quyền tự quyết và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.
Nhiều người có lương tri — kể cả trong hệ thống — cũng đã lên tiếng bảo vệ lẽ phải.
Như Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh từng nói:
“Nếu để Ukraine thất bại thì công lý thất bại, hòa bình thế giới thất bại — và đây là điều không ai chấp nhận.”
Thế thôi.
Tác giả: Thiếu tướng Công an Đặng Văn Dũng
Ngày 04/04/2022
GÓC NHÌN: Thói xấu của người Việt
CHIA SẺ > Suy nghĩ & Cảm nhận - Xem nhiều
-
Tai nạn 2 người chết trên cao tốc: Khi văn hóa đi cao tốc như đường làng! 13/07/2024
-
Sự hiểm độc trong giọng điệu của nhà báo Hoàng Hải Vân nói về Sư Thích Minh Tuệ 11/07/2024
-
Lo lắng cho số phận của tấm bảng ban danh "Quốc Trung Hiền Sĩ" này! 26/06/2024
-
Cái kết nhãn tiền của tham sân si và ảo tưởng 17/10/2024