Xe nào có phân khúc và đối tượng khách hàng đó, không thể cân bằng tất cả các yếu tố.

Xem thêm:

Đọc bài viết "Thực dụng chọn xe Nhật, hào nhoáng chọn xe Đức tôi" của Nguyễn Khánh Dương tôi cũng muốn chia sẻ quan điểm cá nhân. Bạn không thể lấy một cô hoa hậu xinh đẹp, kiêu sa kiều diễm, đi đâu cũng khiến người khác ngước nhìn và làm bạn tự hào, nhưng lại bắt cô ấy phải biết làm việc đồng áng, phơi nắng phơi mưa, không được đi spa hay dùng mỹ phẩm làm đẹp.

Ít tiền đừng chọn xe Đức - 0

Ngược lại, bạn cũng không thể bắt một cô nông dân đầu tắt mặt tối, chân tay lem nhem lên sàn catwalk, dự tiệc dạ hội với bạn được. Xe Đức tự đặt mình vào phân khúc hạng sang, dành cho người thực sự nhiều tiền, những người mà đặt yếu tố sang trọng, xa xỉ, an toàn lên trên chuyện bảo dưỡng hoặc đi 4-5 năm đổi xe không thành vấn đề. Dòng xe này không dành cho những người Việt mới bắt đầu chạm đến mức đủ tiền mua xe Đức, mua xe xong rồi lại không lo được tiền chăm sóc xe, quay ra kêu ca oán than. 

Các thương hiệu xe Đức ở Việt Nam vẫn chưa tiếp cận được số đông, nhưng doanh số trên thế giới của Volkswagen lớn hơn Toyota. Xe Nhật dành cho những người ít tiền, chỉ cần một chiếc xe đơn thuần là phương tiện, thậm chí là công cụ "cày ải" kiếm sống.

Xe Nhật ở các nước phát triển, dưới áp lực cạnh tranh nên vẫn đảm bảo các trang bị an toàn, công nghệ tiện nghi vừa đủ.  Trường hợp, xe Nhật (cụ thể là Toyota) ở Việt Nam thì lợi dụng tâm lý khách hàng để cắt xén mọi thứ có thể về an toàn, tiện nghi nhằm "móc túi" khách hàng nhiều nhất.

Đối với xe Hàn Quốc, nếu đem ra "cày cuốc" chưa thể bằng xe Nhật, nhưng nếu người dùng gia đình thì nó vẫn đảm bảo hài hòa được các yếu tố thẩm mỹ, công nghệ, trang bị an toàn và độ bền.

 

Độc giả Thành Bình

Nguồn: VnExpress




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC