Không chỉ các bệnh nhân nhận ghép tạng từ con gái bà có cơ hội tái sinh sự sống, mà cái chết của con gái bà cũng trở nên ý nghĩa.
Dù không còn sống, nhưng tên tuổi của cô gái ấy thì vẫn luôn được mọi người nhắc tới trong tâm tưởng của mình.
Cuộc điện thoại lúc nửa đêm
Cô gái bị tai nạn giao thông, được người nhà hiến quả tim, gan và 2 quả thận để ghép cho 4 người tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) cách đây mấy ngày khiến nhiều người không khỏi xúc động về nghĩa cử cao đẹp ấy.
Biết con gái không thể qua khỏi, người mẹ đã đồng thuận hiến tim, gan và hai quả thận của con để cứu người. Giác mạc của thiếu nữ bị phù nên không thể hiến tặng.
Trong lúc nguy cấp ấy, 4 phòng mổ được bố trí tại Chợ Rẫy để các kíp ghép tạng tiến hành song song việc nhận và ghép tạng cho 4 bệnh nhân.
Ở phòng mổ thứ 5, thiếu nữ đã chết não được chuẩn bị sẵn sàng cho việc hiến tạng.
Đội ngũ y bác sĩ trước khi bắt đầu thao tác kỹ thuật đã cùng đứng cúi đầu cám ơn cô gái trẻ.
Họ cúi đầu trước việc làm vốn cực kỳ hiếm thấy trong xã hội Việt Nam hiện tại, khi mà tư tưởng người chết cần được toàn vẹn về thân thể vẵn còn ăn sâu trong tâm trí mọi người.
Ảnh minh họa
Xin được cúi đầu trước thiếu nữ ấy.
Và cũng xin được cúi đầu trước người mẹ đã dũng cảm hiến các bộ phận của con gái mình để cứu những người khác, cho những người khác có được một sự sống tốt lành hơn.
Với tôi, đó là một người mẹ cao cả mà giản dị, nhỏ bé nhưng đầy lòng bao dung, dũng cảm mà vẫn nhiều yếu đuối, bởi việc người mẹ ấy quyết định hiến tặng phần tạng của con mình tử vong trong tai nạn cho rất nhiều người cần ghép tạng đang cầu mong một phép nhiệm màu, đó là một việc mà chẳng mấy người dám nghĩ tới.
Chẳng ai ngờ phép nhiệm màu ấy lại đến từ một người mẹ đang phải trải qua nỗi đau đớn nhất trần đời, ấy là phải chứng kiến cái chết của đứa con dứt ruột sinh ra.
Chúng tôi xin gọi bà là “người mẹ phi thường”, “người mẹ cao cả”.
Giống như những bà mẹ khác. Chắc hẳn bà vô cùng thương con.
Khi bà bị đánh thức bởi tiếng chuông điện thoại. Đầu dây bên kia, là số điện thoại của bệnh viện. Bà thầm nghĩ, không biết con gặp phải chuyện gì buồn mà gọi về giờ này.
Bà bấm nút nghe trong tâm trạng phập phồng lo sợ. Sự lo sợ của một người mẹ luôn lo lắng cho các con nhiều hơn bản thân mình càng tăng lên khi phía đầu dây bên kia không phải đứa con gái của bà. Bà thoảng thốt, lo lắng khi nghe câu hỏi đơn giản, ngắn gọn đến mức câu nói đó đã được đóng đinh trong tâm trí bà mà không cần hỏi ai cũng biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Tiếng tút tút lạnh lùng vang lên sau câu nói “chết chóc” khi bà nhận tin con gái bà bị tai nạn không qua khỏi. Cú sốc quá lớn khi nghe tin con bị tai nạn. Lòng thương, sự lo lắng của một người mẹ dành cho con khiến bà chẳng thể ngồi yên để chờ chuyến xe từ Đồng Nai vào bệnh viện Chợ Rẫy. Suốt dọc đường đi, bà liên tục điện thoại để thăm hỏi tình hình của con mà không hề lo lắng đến sức khỏe, sự an toàn của bản thân mình.
Vừa đến cổng bệnh viện Chợ Rẫy, người phụ nữ quê mùa ấy nước mắt ngắn, nước mắt dài vừa chạy vừa gào vừa khóc gọi tên con đến khản cả tiếng.
Lòng người mẹ ấy như bị nghìn mũi dao đâm vào khi các bác sỹ thông báo con bà đã bị chết não. Không còn khả năng cứu chữa nữa.
Sau khi nghe bác sỹ thông báo thì trời đất quay cuồng, mặt đất không còn thăng bằng dưới chân bà nữa.
Một cái chết hiến dâng cho nhiều sự sống
Giữa thời khắc đau khổ nhất của một người mẹ nếu không cứng cỏi có thể gục ngã. Thì bà được các bác sỹ đề nghị gia đình hiến tạng để cứu 4 người khác cũng đang từng ngày đối diện với tử thần.
Hiến tạng là cái gì, bà chưa bao giờ nghe? Thế nhưng khi nghe các bác sỹ giải thích bà mường tượng ra cảnh, dù con mình đã chết đi, nhưng một phần cơ thể của cô gáivẫn đang sống trong cơ thể của người khác.
Chỉ cần nhìn thấy con mình đang còn sống, dù trong bất cứ hình hài nào khiến bà bất chấp mọi định kiến ở địa phương về việc “chết phải toàn thây” ở địa phương để đồng ý ký vào quyết định hiến tạng. Không chỉ hiến một phần, mà hiến một lúc nhiều bộ phận khác nhau.
Những người xung quanh khi biết được cái quyết định “dị thường” đó của bà.
Người hiểu chuyện thì khen ngợi hành động cao cả đó của bà. Bà lại làm được cái hành động vĩ đại đó, sẵn sang hiến tặng phần thân thể con gái mình để cứu tính mạng của người khác.
Có thể trong xã hội cũng còn rất nhiều người không hiểu chuyện.
Thấy bà làm vậy, họ cũng không tiếc lời chê trách bà không làm tròn bổn phận của một người mẹ.
Bà để con trai lúc chết đi rồi thân xác vẫn còn chịu nhiều đau đớn. Linh hồn không được siêu thoát sang thế giới bên kia vì chết không toàn thây.
Các y bác sỹ trong ê kip thực hiện các ca phẫu thuật cúi đầu tri ân trước cô gái. (ảnh Vnexxpress)
Thế nhưng, họ đâu có biết trước khi đồng ý ký vào quyết định hiến tạng bà chịu biết bao rằn vặt đau đớn.
Đau đớn tưởng có thể chết đi được. Bởi nếu được bà sẵn sàng chấp nhận chết thay con. Là một người mẹ bà không muốn mình phải chứng kiến cảnh “người đầu bạc, tiễn kẻ đầu xanh” như lúc này.
Càng không muốn con mình chết đi mà phải chịu thêm đau đớn.
Nhưng khi nhìn những bệnh nhân khác đang từng giờ từng phút đối diện với căn bệnh, mà chỉ cần bà gạt bỏ tất cả ưu tư, là họ sẽ được sống. Những phần cơ thể của con gái bà được gia đình hiến tặng là tấm bùa cứu mạng cho nhiều bệnh nhân đang sống trong trạng thái chờ chết.
Trong 40 người chờ ghép tim có 3 người cùng nhóm máu B với người hiến.
Các xét nghiệm khác cho thấy chàng trai quê Đăk Nông 27 tuổi là người phù hợp nhất nên nhận quả tim cô gái.
Theo bác sĩ Thái An, bệnh nhân ghép tim thường tiên lượng sống tốt, khoảng trên 70% sống hơn 5 năm. Lá gan và 2 quả thận của cô gái cũng đồng thời được ghép cho 3 người khác.
Không chỉ các bệnh nhân nhận ghép tạng từ con gái bà có cơ hội tái sinh sự sống, mà cái chết của con gái bà cũng trở nên ý nghĩa.
Dù không còn sống, nhưng tên tuổi của anh thì vẫn luôn được mọi người nhắc tới.
Chính vì vậy bà quyết định nén nỗi đau của mình lại, thực hiện hành động hết sức thiêng liêng, được mọi người hết sức chân trọng.
Bà tin rằng, nếu linh hồn con gái mình có mặt lúc đó thì cũng hoàn toàn ủng hộ quyết định của mẹ. Với bà, đó là một cái chết, nhưng lại là sự sống cho nhiều người khác.
Một người mẹ đã xúc động nói:
“Không phải người mẹ, người bố nào cũng có thể cam đảm chấp nhận sự thật rằng con mình đã ra đi vĩnh viễn. Càng khó có người nào có thể hiến tặng nội tạng của con mình để cứu người như chị, bởi quan niệm người chết phải được nguyên vẹn đã ngấm vào máu của mọi người từ xưa đến nay.
Việc làm của chị, tôi tin không riêng bản thân mình mà tất cả mọi người trên đất nước mình đều khâm phục và kính trọng”.
Các y bác sỹ trong ê kíp thực hiện những ca phẫu thuật hôm ấy đã cúi đầu tri ân với cô gái không may. Nhưng cả xã hội, hãy cúi đầu tri ân người mẹ đã dũng cảm hiến tạng con gái mình để cứu sống nhiều người khác.
Đôi khi, sự sống và cái chết càng khiến chúng ta hiểu được ý nghĩa của những giây phút được sống làm người. Xin cảm ơn người mẹ tuyệt vời ấy.
Nguồn: Tiêu Dao
Báo Phụ nữ.