Hàng vạn người dân Đông Berlin lập tức kéo đến chốt kiểm soát biên giới, hàng rào biên giới được mở ra, và Bức tường Berlin “sụp đổ”! Một nhà văn người Đức đã chứng kiến trường cảnh ​​vui mừng rơi nước mắt hôm đó, đã viết: “Giống như Thánh Linh giáng lâm, giống như thiên sứ dang rộng đôi cánh…”

1 Du Ky Mua Dong Buc Tuong Berlin Cong Brandenburg Tram Kiem Soat Charlie

Khi tôi đến thăm Berlin, tôi cảm thấy sự trầm ổn và hùng vĩ, với sự chồng chất của lịch sử tang thương và sự phồn vinh hiện đại, Berlin là đặc sắc riêng có.

Cổng Brandenburg (tiếng Đức: Brandenburger Tor) là điểm dừng chân đầu tiên của chuyến tham quan mùa đông. Nó không chỉ là biểu tượng của nước Đức, mà còn là kiến chứng của chiến loạn và hòa bình.

Đi bộ suốt một quãng đường, cuối cùng, cổng thành nổi tiếng này không còn là cảnh tượng xa vời. 12 cột đá xám dày, sừng sững đứng thẳng trong gió lạnh và mưa phùn, trông càng thêm uy nghiêm. Nữ Thần chiến thắng trên đỉnh cổng đang điều khiển chiến xa, dang rộng đôi cánh, long trọng báo tin chiến thắng.

Khi ấy, ngày 12/6/1987, trước Cổng Brandenburg, nơi phân giới giữa Đông và Tây Berlin, cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã đọc bài diễn văn thế kỷ, kêu gọi cựu Thủ tướng Gorbachev phá bỏ Bức tường Berlin. Reagan đã nói: “Ngay cả cái bóng khổng lồ của bức tường này, cũng không thể che khuất được bình minh thắng lợi!”

Tiếng gọi tự do này là một lời cảnh báo, cũng là một lời tiên tri. Sau đó, hàng triệu khách du lịch đã đến đây để hồi tưởng lại các chương kịch của thế kỷ trước. Đây có lẽ là lực thu hút lớn nhất của Cổng Brandenburg.

2 Du Ky Mua Dong Buc Tuong Berlin Cong Brandenburg Tram Kiem Soat CharlieCổng Brandenburg là biểu tượng của Berlin và nước Đức, là nhân chứng của chiến loạn và hòa bình. (Đường Địch cung cấp)

Bước qua cánh cổng này và đi bộ dọc theo “Phố 17 tháng 6”, trục tuyến đông tây của Berlin. Trên vỉa hè rộng rãi, có giới thiệu sơ lược về Cổng Brandenburg, trong đó có những bức ảnh về bài phát biểu của Reagan năm đó. Điều thú vị là dưới chân con đường đá có khắc hình Tổng thống Reagan, bên cạnh là dòng chữ bằng tiếng Anh và tiếng Đức: “Ông Gorbachev, hãy mở cánh cửa này!…Hãy phá bỏ bức tường này!”

3 Du Ky Mua Dong Buc Tuong Berlin Cong Brandenburg Tram Kiem Soat CharlieTrên vỉa hè “Phố 17 tháng 6” ở Berlin có tượng Tổng thống Reagan, bên cạnh là dòng chữ nổi tiếng bằng tiếng Anh và tiếng Đức trong bài phát biểu năm 1987 của ông: “Ông Gorbachev, hãy mở cánh cửa này!…Hãy phá bỏ bức tường này!” (Đường Địch cung cấp)

Tôi lại rẽ sang đường Albert, phía đông nam Cổng Brandenburg, là Đài Tưởng Niệm Những Người Do Thái Bị Sát Hại Của Châu Âu. 2.711 tấm bê tông có chiều cao khác nhau được trải rộng trên gần 20.000 mét vuông không gian mở. Dấu vết của lịch sử ở khắp mọi nơi!

Tiếp tục đi về phía nam, tôi rất nhanh đã đến Potsdamer Platz. Nơi đây từng là trung tâm giao thông sầm uất nhất châu Âu, nhưng đáng tiếc nó đã bị phá hủy trong Thế chiến thứ 2, sau đó bị Bức tường Berlin chia đôi trong Chiến tranh Lạnh, hoàn toàn hoang vắng. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ và hai nước Đức thống nhất, Potsdamer Platz được xây dựng lại và nhanh chóng phát triển thành một trung tâm kinh doanh và giải trí sầm uất, thu hút 70.000 khách du lịch mỗi ngày.

Bên ngoài lối ra của ga tàu điện ngầm Potsdamer Platz, một số mảnh vỡ của Bức tường Berlin được trưng bày, du khách vây quanh quan sát và trầm tư. Hình ảnh này tôi từng thấy trên Internet, bây giờ, khi thân chinh đến đây, tôi không có cảm xúc nào.

4 Du Ky Mua Dong Buc Tuong Berlin Cong Brandenburg Tram Kiem Soat CharliePotsdamer Platz từng bị Bức tường Berlin chia đôi, sau khi nước Đức thống nhất, nơi đây được xây dựng thành một trung tâm thương mại và giải trí phồn vinh. Hình ảnh Bức tường Berlin được trưng bày bên ngoài ga tàu điện ngầm Potsdamer Platz. (Đường Địch cung cấp)

Địa điểm tiếp theo để tham quan tất nhiên là Checkpoint Charlie. Checkpoint Charlie có nghĩa là “trạm kiểm tra thứ ba”, bởi vì trong bảng chữ cái phiên âm của NATO, C thường được phát âm là “Charlie”.

Đó là một trạm kiểm soát ra vào Đông và Tây Đức dọc theo Bức tường Berlin trong Chiến tranh Lạnh, thường được sử dụng bởi các nhân viên và nhà ngoại giao của quân đồng minh. Nếu từ đây đi về phía bắc, bạn sẽ vào Đông Berlin, đi về phía nam, bạn sẽ vào Tây Berlin, vì vậy, bên cạnh trạm kiểm soát có một bảng cao, ở mặt quay về phía Tây và Đông Berlin, nó được viết bằng chữ Tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Đức tương ứng rằng:

“Bạn sẽ rời khỏi khu vực Hoa Kỳ chiếm đóng” và “Bạn sẽ tiến vào khu vực Hoa Kỳ chiếm đóng”.

Bây giờ lại nói về Bức tường Berlin. Sau Thế chiến II, nước Đức và Berlin được chia thành bốn khu vực chiếm đóng bởi Liên Xô, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Pháp. Năm 1949, Đông Đức và Tây Đức được thành lập riêng rẽ và trở thành hai quốc gia có chủ quyền độc lập. Đông Đức bị Liên Xô chiếm đóng, thủ đô là Đông Berlin. Tây Đức là khu vực bị chiếm đóng bởi Mỹ, Anh và Pháp, thủ đô đặt tại Bonn (cho đến khi hai nước Đức thống nhất). Theo luật, Tây Berlin là lãnh thổ của Tây Đức. Bởi vì nó được bao quanh bởi nội cảnh Đông Đức như một hòn đảo bị cô lập, nó còn được đặt tên là “Cửa sổ của Thế giới Tự do”.

Từ năm 1949 đến năm 1961, khoảng 2,5 triệu người Đông Đức đã mạo hiểm chạy đến Tây Berlin. Nhằm ngăn chặn cư dân chạy trốn, ngày 13/8/1961, chính phủ Đông Đức bắt đầu xây dựng Bức tường Berlin. Pháo đài này ban đầu được làm bằng dây thép gai và gạch, sau đó được củng cố thành một cơ sở phòng thủ biên giới bao gồm tháp canh, tường bê tông, khu vực trống và chiến hào chống phương tiện, tạo thành một hệ thống phòng thủ biên giới khép kín hoàn toàn xung quanh biên giới Tây Berlin, với tổng chiều dài 167,8 km. Chính quyền Đông Đức gọi nó là “Bức tường phòng thủ chống phát xít”.

Theo thống kê, từ năm 1961 đến 1989, có khoảng 5.000 người Đông Đức tìm cách vượt qua Bức tường Berlin, trong đó 136 đến 245 người bị bắn chết, 3.221 người khác bị bắt và 260 người bị thương. Tuy nhiên, hàng nghìn người đã trốn thoát được sang phía tây của Bức tường.

Ngày 9/10/1989, 70.000 người ở Leipzig đã xuống đường tổ chức một cuộc diễu hành chưa từng có trong nhiều thập kỷ, gây ra làn sóng biểu tình khắp nước Đức, đám đông hô vang khẩu hiệu “Chúng tôi muốn sinh sống như người Tây Đức”. Vào ngày 4/11, 500.000 người đã tập trung tại Alexanderplatz ở Berlin để đòi quyền tự do ngôn luận và báo chí. Điều đáng ngạc nhiên là chính quyền Đông Đức đã không dùng đến biện pháp đàn áp bạo lực. Vào ngày 7/11, chính phủ CHDC Đức cũ đã từ chức tập thể, và Bộ Chính trị mới được bầu vào ngày 8/11.

Vào ngày 9/11/1989, trước áp lực của các cuộc biểu tình của công chúng, Schabowski, quan chức Đông Đức, đã mắc một “lỗi kỹ thuật” tại một cuộc họp báo vào đêm hôm đó, tuyên bố rằng công dân Đông Đức sẽ khôi phục tự do đi lại và các quy tắc mới sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Kết quả là hàng vạn người dân Đông Berlin lập tức kéo đến chốt kiểm soát biên giới, hàng rào biên giới được mở ra và Bức tường Berlin “sụp đổ”! Một nhà văn người Đức đã chứng kiến trường cảnh ​​vui mừng rơi nước mắt hôm đó, đã viết: “Giống như Thánh Linh giáng lâm, giống như thiên sứ dang rộng đôi cánh…”

5 Du Ky Mua Dong Buc Tuong Berlin Cong Brandenburg Tram Kiem Soat CharlieTrạm kiểm soát Charlie, một biểu tượng của Chiến tranh Lạnh, đã bị dỡ bỏ sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, và sau đó được khôi phục, trở thành một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng ở Berlin. (Đường Địch cung cấp)

Trong những tuần sau đó, đám đông tưng bừng đập phá Bức tường Berlin để làm kỷ niệm. Tháng 6/1990, chính phủ Đông Đức quyết định phá bỏ Bức tường Berlin. Ngày 3/10/1990, hai nước Đức chính thức tuyên bố thống nhất. Trạm kiểm soát Charlie biến mất cùng với sự sụp đổ của Bức tường Berlin, và được khôi phục sau đó, trở thành một điểm thu hút khách du lịch quan trọng ở Berlin.

Ngày nay, hàng ngày có rất nhiều du khách tập trung trước Checkpoint Charlie để chụp ảnh. Họ cũng xem lại lịch sử của Bức tường Berlin ở phía bên kia đường. Trong cửa hàng lưu niệm gần đó, mọi người đang cân nhắc những món lưu niệm là mảnh vỡ của Bức tường Berlin, thả trôi những suy tư.

Một bầu không khí trang nghiêm bao quanh điểm tham quan đặc biệt này. Thật khó để tưởng tượng rằng một quốc gia hay một thành phố lại bị chia cắt một cách tàn nhẫn bởi hai hệ thống; một bên là tự do và bên kia là sự giam cầm. Thế giới sẽ không bao giờ quên hàng trăm người Đông Đức đã thiệt mạng khi cố leo qua Bức tường.

Khoảng hai ba tháng trước khi Bức tường Berlin sụp đổ, Tổng thống Reagan đã nói: “Bức tường này sẽ sụp đổ ở châu Âu, vì nó không thể đứng vững với niềm tin, nó không thể đứng vững với sự thật, bức tường này không thể đứng vững với tự do.”

Đến Berlin là để truy tầm lịch sử, và lịch sử nhắc nhở chúng ta về hôm nay và tương lai.

6 Du Ky Mua Dong Buc Tuong Berlin Cong Brandenburg Tram Kiem Soat Charlie7 Du Ky Mua Dong Buc Tuong Berlin Cong Brandenburg Tram Kiem Soat Charlie

Cửa hàng lưu niệm cạnh Checkpoint Charlie. Các nhân viên đang sử dụng những gì còn sót lại của Bức tường Berlin để làm quà lưu niệm. (Đường Địch cung cấp)

Tác giả: Đường Địch, The Epoch Times

Hương Thảo biên dịch




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC