Phụ huynh sẽ được chu cấp một khoản tiền hàng tháng khoảng 200 euro gọi là Kindergeld cho mỗi em bé để mua tã bỉm, thức ăn, đồ chơi, …
Luisa Weiss là chủ nhân trang blog The Wednesday Chef và cuốn sách My Berlin Kitchen. Cô mang 2 dòng máu Mỹ - Ý nhưng sinh ra tại Berlin, Đức.
Năm lên 2 tuổi, Luisa chuyển về Boston (Mỹ) cùng bố khi bố mẹ cô ly dị. Hiện Luisa đang sống ở Berlin cùng người chồng tên Max và con trai Hugo 2 tuổi.
Luisa và con trai đầu lòng
Dưới đây là những điều thú vị trong cách nuôi dạy con mà cô nhận thấy ở những bà mẹ người Đức.
Mang thai là vấn đề riêng tư
Ở Đức, mang thai là điều đáng ăn mừng nhưng mọi người thường coi sự kiện này là chuyện rất riêng tư.
Vì thế bạn có thể sẽ không gặp những câu hỏi về ngày sinh em bé hay cảm giác khi mang thai như nào ở các nơi công cộng.
Vào thời điểm tôi đến Mỹ, tôi mang thai được 7 tháng, mọi người đều vô cùng thân thiện một cách đặc biệt với tôi, một cảm giác hạnh phúc ngập tràn.
Sau khi trở về Berlin, tôi hơi buồn vì sự thật là người dân ở đây khá kín kẽ và trầm lặng.
Sinh con ở Đức
Một trong những điều mà tôi ngạc nhiên nhất là cảm giác an toàn và được quan tâm chăm sóc trong thời điểm sinh con và những tháng sau khi sinh.
Chỉ có thể nói rằng tất cả rất tuyệt.
Mỗi mẹ bầu đều được một bà đỡ/ hộ sinh đến thăm nhà để chăm sóc trước và sau khi sinh.
Nữ hộ sinh của tôi là người phụ nữ sang trọng và tốt bụng.
Bà đến nhà tôi mỗi tuần một lần, châm cứu và lắng nghe bụng bầu tôi bằng một chiếc kèn gỗ. 6 tuần sau khi tôi sinh, bà đều đến thăm nom tôi và bé Hugo.
Ban đầu ngày nào bà cũng tới nhưng sau đó mức độ thưa dần. Sau 6 tuần, bà nói rằng bà sẽ không đến nữa trừ phi tôi cần.
Điều này khiến tôi vô cùng bất ngờ, như có một cục nghẹn đắng dâng lên trong cổ họng tôi.
Sau tất cả những gì bà đã làm, tôi đã quen với sự chăm sóc của bà mất rồi. Ôi nỗi niềm của một người mới làm mẹ.
Điều thú vị về việc sinh nở ở Đức là ác mộng thủ tục (25 giờ đau đẻ là những giờ tiêm tĩnh mạch, gây tê ngoài màng cứng và sau đó một giọt Pitocin và sau đó là mổ đẻ khẩn cấp) thế nhưng tôi vẫn cảm thấy mình được yêu thương và chăm sóc đến nỗi chỉ có thể nhớ lại những kỷ niệm đẹp.
Mỗi bà đẻ đều có riêng một nhóm hộ sinh, trong suốt quá trình vượt cạn, tôi được xoay vòng tới 4 người. 3 người trong số đó thật tuyệt vời, họ quan tâm tới tôi như thể con gái họ.
Mỗi lần nghĩ tới họ tôi lại khóc (Người thứ 4 thì hơi lạnh lùng.Mỗi lần tôi kêu gào khi co thắt, bà rón rén chạm tay vào vai tôi và hỏi xem tôi có ổn không. Nghĩ lại giờ tôi thấy buồn cười).
Mối quan tâm chính của họ là tôi luôn được cảm thấy thoải mái, mạnh mẽ và can đảm trong suốt hành trình.
Sau 12 giờ đau đẻ, một hộ sinh nói rằng tôi có thể tiêm gây tê ngoài màng cứng được rồi, và một bác sĩ gây mê đến rồi lại đi.
Người hộ sinh đưa tôi và chồng vào giường ngủ như thể chúng tôi là những đứa trẻ đã mệt nhoài. Vợ chồng tôi ở trong một căn phòng giống như khách sạn với một chiếc giường đôi và TV.
6 tuần trước ngày dự sinh, người lao động nữ bắt buộc phải nghỉ thai sản và thêm 8 tuần sau khi sinh (vẫn hưởng lương đầy đủ).
12 tháng nghỉ thêm sau đó có thể được hưởng 65% lương (tùy thuộc vào mức thu nhập của bạn mà số phần trăm sẽ thay đổi nhẹ).
Với những phụ nữ làm việc tự do, tự doanh có thể nghỉ tới 12 tháng với khoản thu nhập bằng 60% so với năm trước.
Vì vậy, mặc dù tôi làm việc tự do nhưng tôi có thể nghỉ thai sản suốt 1 năm.
Đây là sự khác biệt ở một quốc gia có tỷ lệ sinh thấp. Chính phủ biến việc sinh con trở nên thuận lợi dễ dàng. Thật tuyệt vời khi cảm thấy mình được coi trọng.
Chính phủ thể hiện rằng những đóng góp của bạn cho xã hội là giá trị và đáng để được hỗ trợ, tôi cảm thấy thật tuyệt.
Về việc chăm sóc con
Ở Tây Đức có nhiều phụ nữ ở nhà chăm sóc con cái tới khi chúng lên 3 tuổi (vào thời điểm đó điểm giữ trẻ đều được miễn phí và đảm bảo).
Khi Hugo mới được 18 tháng, bác sĩ nhi khoa đã thuyết phục tôi không nên quay trở lại làm việc, cô ấy nghĩ rằng tôi nên ở nhà với thằng bé cho đến khi nó lên 3.
Nhưng hầu hết những phụ nữ mà tôi quen biết đều quay lại công việc khi con họ được khoảng 1 tuổi.
Khi đó, họ sẽ có 2 lựa chọn: đưa con đi nhà trẻ (gọi là kita) hoặc thuê tagesmutter (có nghĩa là làm mẹ ban ngày).
Một tagesmutter làm việc tại nhà và trông vài đứa trẻ cùng lúc, thường thì không quá 4 – 5 đứa.
Tiền phụ cấp từ chính phủ
Phụ huynh sẽ được chu cấp một khoản tiền hàng tháng gọi là Kindergeld.
Số tiền khoảng 200 euro/ tháng cho mỗi em bé sẽ được dùng để mua tã bỉm, thức ăn, đồ chơi, …
Khoản tiền không quá lớn nhưng khá đầy đủ. Bạn sẽ được chu cấp nuôi con cho đến khi chúng đủ 18 tuổi, nhưng nếu chúng không có việc làm thì vẫn sẽ nhận được số tiền đó cho đến 21 tuổi và 25 tuổi nếu chúng vẫn còn đang đi học.
Luisa Weiss/ The Wednesday Chef